Ngành ngân hàng triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh yêu cầu toàn ngành xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình đề ra.
Ngoài ra, Phó Thống đốc cũng yêu cầu các đơn vị cần lồng ghép nội dung của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng vào chiến lược, kế hoạch phát triển của đơn vị mình. Đặc biệt, thường xuyên tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, xác định khả năng đạt được nhiệm vụ được giao để có giải pháp phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu.
Qua đó, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, thực tiễn phát triển kinh tế ở không ít quốc gia cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống với mục tiêu tăng trưởng nhanh đã dần bộc lộ những khiếm khuyết của nó khi vấn đề nghèo đói, không phải luôn được cải thiện, bất chấp nền kinh tế có tăng trưởng. Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng có thể dẫn tới một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung và là nhân tố dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội.
Bởi vậy, mô hình tăng trưởng bao trùm hướng tới sự bền vững trong dài hạn; trong đó, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Điều này nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển con người đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia và khu vực.
Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới. Đến nay, hơn 60 quốc gia đã xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Nhiều quốc gia đã đưa ra các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm chi phí, nâng cao tính an toàn và thuận tiện của các dịch vụ tài chính.
Từ đó, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người chưa từng được các ngân hàng phục vụ. Việc triển khai thực hiện tài chính toàn diện đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Tại Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững… đã cho thấy một trong những mục tiêu tiên quyết của Chính phủ Việt Nam là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản.
Chính phủ cũng đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến đối tượng của tài chính toàn diện như: Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg)....cùng với nhiều chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở những vùng khó khăn, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một dấu mốc quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam và mang tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc ban hành và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được xem là một bước tiến quan trọng, không chỉ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua mà còn hướng tới mục tiêu toàn diện hơn, mở rộng hơn cho toàn nền kinh tế.
Theo đó, trên cơ sở phối hợp đồng bộ và hiệu quả nhiều nhóm giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực nhà nước và tư nhân, trong tương lai, mọi người dân và doanh nghiệp Việt Nam đều sẽ “được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”.
Đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững của ngành ngân hàng.
Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược và là cơ quan giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Ngày 24/7/2020 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã ký Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Kế hoạch hành động là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị.
Đồng thời, đây cũng là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chiến lược trong mỗi giai đoạn, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo./.
>>FinTech – Giải pháp thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện
- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- tài chính toàn diện
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Các công ty công nghệ tài chính châu Âu "hướng Đông" tìm cảm hứng
09:10' - 10/09/2020
Trong hai năm qua, lượng khách hàng châu Á sử dụng các dịch vụ công nghệ tài chính đã tăng hơn hai lần.
-
Ngân hàng
MSB ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong giao dịch tài chính
10:39' - 07/09/2020
Công nghệ sinh trắc học (Biometric) là cách thức nhận diện và xác minh một cá nhân thông qua các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, hình ảnh khuôn mặt...
-
Ngân hàng
Công nghệ tài chính có thể dẫn tới những thay đổi trong ngành ngân hàng Nhật Bản
16:18' - 31/08/2020
Sự phát triển về công nghệ tài chính có thể dẫn tới những thay đổi mang tính cơ cấu trong ngành ngân hàng của Nhật Bản bằng cách phá vỡ các rào cản giữa cho vay và các dịch vụ khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng thống Mỹ hối thúc thắt chặt các quy định với nhóm ngân hàng cỡ trung
11:27'
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi các cơ quan quản lý khôi phục thắt chặt kiểm soát đối với các ngân hàng quy mô tầm trung để ngăn các vụ sụp đổ tương tự như SVB trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tài trợ 40 triệu euro giúp Ai Cập đảm bảo an ninh lương thực
09:17'
Bộ Hợp tác Quốc tế Ai Cập ngày 30/3 cho biết Ai Cập và EU đã ký kết thỏa thuận tài trợ trị giá 40 triệu euro (43,6 triệu USD) nhằm tăng cường an ninh lương thực tại đất nước Kim tự tháp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Ai Cập tăng mạnh lãi suất cơ bản để kiểm soát lạm phát
08:10'
Ngày 30/3, Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương Ai Cập (CBE) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong năm 2023 thêm 2 điểm phần trăm, nhằm kiểm soát lạm phát tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng bảng Anh trên đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022
19:57' - 30/03/2023
Đồng bảng Anh ổn định trong phiên 30/3 và trên đà đạt mức tăng hàng tháng lớn nhất so với đồng USD kể từ tháng 11/2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vì sao ngân hàng dư thừa vốn, doanh nghiệp vẫn ngại đi vay?
17:33' - 30/03/2023
Thanh khoản dồi dào, các ngân hàng thương mại rất muốn đẩy vốn ra thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hiện lại không nhiều, do mặt bằng lãi suất vẫn còn tương đối cao...
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody's hạ triển vọng đối với hệ thống ngân hàng Argentina xuống mức tiêu cực
08:27' - 30/03/2023
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's thông báo hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Argentina từ mức ổn định xuống mức tiêu cực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Giao dịch thanh toán qua thẻ gia tăng
15:12' - 29/03/2023
Số lượng các giao dịch thanh toán hàng ngày được thực hiện bằng thẻ ở Hàn Quốc đã tăng khoảng 13% trong năm 2022 do các hạn chế phòng chống đại dịch COVID-19 được nới lỏng.
-
Tài chính & Ngân hàng
4 ngân hàng của Nhật Bản hợp vốn giúp Việt Nam giảm phát thải khí CO2
09:10' - 29/03/2023
Bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức tín dụng trị giá 300 triệu USD cho các công ty năng lượng tái tạo tại Việt Nam để giúp Việt Nam giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vụ SVB phá sản: FDIC, FED sẽ xem xét thất bại trong việc quản lý SVB
07:56' - 29/03/2023
Các cơ quan quản lý của Mỹ có trách nhiệm giám sát vụ sụp đổ nhanh chóng của ngân hà SVB hồi đầu tháng này xác nhận sẽ xem xét mọi sai sót có thể mắc phải.