Nghị định 69: Liệu có khai thông tiến độ cải tạo chung cư cũ?
Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2021 đang dần đi vào cuộc sống và được kỳ vọng là “liều thuốc đặc hiệu” thúc đẩy tiến độ "thay áo mới" cho các chung cư cũ đã phải dậm chân tại chỗ trong suốt hàng chục năm qua.
Tháo gỡ “nút thắt”
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994. Trong số này, có tới 25% thuộc diện hư hỏng, nguy hiểm cấp độ D, nhưng việc cải tạo trên thực tế vẫn còn diễn ra rất “chậm chạp.”
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng chung cư cũ nhiều nhất nước. Thống kê cho thấy trên địa bàn thành phố có 1.516 chung cư cũ, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990; một số khu chung cư được xây dựng từ trước năm 1954.
Hiện các chung cư cũ tập trung lượng dân cư khá đông đúc, vượt qua thiết kế ban đầu gấp khoảng 1,5 lần trong khi hệ thống kỹ thuật ở các chung cư đều cũ nát, chất lượng chung cư xuống cấp…
Tuy vậy, trong hơn 20 năm qua, thành phố Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ nát được cải tạo, sửa chữa trên tổng số 1.516 khu chung cư cũ của thành phố.
Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) dẫn tới việc “ì ạch” trong cải tạo chung cư cũ, tuy nhiên vấn đề nổi lên nhất vẫn là vướng mắc chồng chéo về chính sách.
Ông Nghiêm cũng đặc biệt lưu ý rằng việc sau cả 2 thập kỷ Hà Nội mới cải tạo được 1% nhà chung cư cũ đang đặt ra bài toán cần có cơ chế chính sách đặc thù cho Thủ đô để tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.
Kiến trúc sư Phạm Trần Hải, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tình trạng pháp lý của những căn hộ trong các chung cư cũ, nhất là các chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước khá phức tạp và đang là nút thắt khiến việc đạt được sự đồng thuận càng khó khăn, kéo dài.
“Ngoài ra, còn có tình trạng đòi hỏi bồi thường vượt quá giá trị thực tế, thiếu hợp tác. Một số trường hợp cho rằng cải tạo, xây dựng thay thế các chung cư cũ là trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp do chủ đầu tư do có lợi nhận cao… mà chưa nhận thức được đó là trách nhiệm của cộng đồng,” ông Hải chia sẻ.
Trên góc độ đơn vị quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thừa nhận “nút thắt” nan giải nhất dẫn tới sự ách tắc trong việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ từ trước đến nay được nhận định là “tỷ lệ đồng thuận của người dân.”
Mặc dù vậy, với sự ra đời của Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, ông Khởi cũng khẳng định “nút thắt” trên sẽ được tháo gỡ.
Cụ thể, theo Nghị định 69 và Luật Nhà ở, khi xây dựng nhà chung cư cần phải xây dựng đồng bộ cả một khu và khi xây dựng cả một khu sẽ xuất hiện tình trạng trong khu đó có nhiều trường hợp như: Nhà chung cư nguy hiểm thuộc diện bắt buộc phải phá dỡ; nhà chung cư hư hỏng nặng bắt buộc phải phá dỡ; và cả nhà chung cư chưa đến mức phải phá dỡ cũng phải đưa vào diện phải phá dỡ ngay.
Theo ông Khởi, những trường hợp trên sẽ không cần nhận được sự đồng thuận 100% vẫn có thể triển khai, song thời điểm thực hiện chậm hơn. Quy định trên là để đảm bảo việc triển khai đồng bộ với quy hoạch và kiến trúc.
Thúc đẩy công tác cải tạo
Khẳng định Nghị định 69/2021/NĐ-CP đã giải quyết được một số vướng mắc được xem là cố hữu lâu nay, ông Lê Hoàng Châu-Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng Nghị định là "liều thuốc" hiệu nghiệm góp phần đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ.
Theo ông Châu, điểm mới của Nghị định 69/2021/NĐ-CP là đã đưa ra được rất nhiều giải pháp như: Nguyên tắc khi lập quy hoạch khu vực nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, cơ quan có thẩm quyền phải xác định một số chỉ tiêu, trong đó “quy mô dân số” phải đảm bảo được tính khả thi và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thực hiện.
Với quy định trên, dự án xây dựng lại nhà chung cư vừa có đủ số lượng căn hộ để tái định cư cho tất cả các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; vừa có thêm một số căn hộ dôi ra để chủ đầu tư bán thu hồi vốn đầu tư và có được một phần lãi.
Giải pháp thứ hai là “Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phải có giải pháp quy hoạch cho cả khu chung cư, nhà chung cư hoặc quy gom một số nhà chung cư trên cùng phạm vi địa bàn cấp xã hoặc cấp huyện” để tái định cư cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị vừa hợp lòng dân, vừa sát thực tế.
Nghị định 69 cũng uy định lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được tối thiểu 51% tổng số chủ sở hữu nhà chung cư, khu chung cư đồng ý. Ngoài ra, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời quy cũng rất phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Có chung quan điểm, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng với sự điều chỉnh của Nghị định 69/2021/NĐ-CP, chủ căn hộ chung cư phải cải tạo, xây dựng lại sẽ được tái định cư, giải quyết chỗ ở tạm thời, lựa chọn hình thức bồi thường, yêu cầu chủ đầu tư thanh toán tiền chênh lệch bồi thường (nếu có).
Cùng với đó, chủ căn hộ chung cư phải cải tạo, xây dựng lại cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận về nhà ở và đất đai đối với nhà ở đã được bồi thường, tái định cư; giám sát thực hiện dự án; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư, nhà bố trí tạm thời; bồi thường thiệt hại xảy ra theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định...
Mặc dù vậy, ông Nghiêm cũng lưu ý rằng để giải bài toán “ì ạch” trong cải tạo chung cư cũ, nhất là ở Hà Nội, thời gian tới, việc quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ cần phải được lập quy hoạch cho toàn khu, xác định rõ phạm vi nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch.
Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng cần xã hội hóa việc lập quy hoạch chi tiết và dự án thông qua lựa chọn chủ đầu tư hoặc đấu thầu. Đặc biệt là các đồ án quy hoạch chi tiết đã lập cần công bố công khai, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, ý kiến của các cơ quan, tổ chức; từ đó thẩm định phê duyệt có tính đến cân đối, hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và cộng đồng./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Nghị định mới có giúp tăng tốc độ cải tạo chung cư cũ?
14:47' - 11/08/2021
Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc trong thời gian qua. Tuy nhiên, kết quả vẫn phụ thuộc vào việc thực hiện thời gian tới.
-
Bất động sản
Cải tạo chung cư cũ: Vấn đề không mới nhưng "vô cùng" nan giải
14:31' - 14/07/2021
Cải tạo chung cư cũ là vấn đề không mới nhưng vô cùng nan giải trong nhiều năm qua ở các đô thị lớn; trong đó, có Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đồng ý chủ trương dùng ngân sách để kiểm định, đánh giá chất lượng các chung cư cũ
21:57' - 14/04/2021
Các chung cư cũ hầu hết được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Giải pháp nào xử lý tình trạng "ế" nhà ở xã hội cho công nhân?
16:24'
Việc phát triển nhà ở xã hội tại Bắc Ninh thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn; trong đó, nhà ở xã hội dành cho công nhân gần như "bị ế".
-
Bất động sản
Khởi công xây dựng hơn 280 căn hộ nhà ở xã hội tại Hà Nam
10:33'
Sáng 19/4, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
-
Bất động sản
Lâm Đồng kêu gọi tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội
17:48' - 18/04/2025
Chiều 18/4, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến, kêu gọi tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
-
Bất động sản
Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau sáp nhập
16:53' - 18/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên sau sáp nhập.
-
Bất động sản
455/696 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính
15:28' - 18/04/2025
Quý II, Cục Chuyển đổi số tập trung hoàn thiện, đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, bảo đảm kết nối, chia sẻ an toàn, kịp thời với cơ sở dữ liệu dân cư và các hệ thống thông tin của bộ, ngành.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Đắk Lắk khởi sắc, nhà đầu tư thận trọng
10:33' - 18/04/2025
Sau khoảng hơn 2 năm trầm lắng, có những thời điểm "đóng băng", thị trường bất động sản tại tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm 2025 đến nay đã “khởi sắc”.
-
Bất động sản
Kinh Bắc chuẩn bị khởi công khu nhà ở xã hội 50 ha tại Hải Phòng
14:32' - 17/04/2025
Theo kế hoạch, trong tháng 5 tới, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) sẽ khởi công Khu nhà ở xã hội 50 ha tại Khu đô thị Tràng Cát.
-
Bất động sản
Indonesia thông báo khởi công xây dựng giai đoạn II của thủ đô mới
07:49' - 17/04/2025
Indonesia sẽ khởi công giai đoạn II (2025-2029) xây dựng Thủ đô mới nhằm hiện thực hóa việc đưa Thành phố Nusantara trở thành thủ đô chính trị.
-
Bất động sản
Hưng Yên ngăn chặn phát sinh vi phạm đất đai
22:23' - 16/04/2025
Hưng Yên đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý đất đai, nhiều hộ dân đã tranh thủ thời gian này vi phạm đất đai.