Nhà ở xã hội - Bài 2: Quy hoạch đúng, vốn kịp thời
Được sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng, nhà ở xã hội đã giảm được giá thành, giúp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân,... không có khả năng mua nhà ở theo cơ chế thị trường có cơ hội được cải thiện chỗ ở để an cư lập nghiệp.
Nhưng để tiếp tục xây dựng, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội với gần 3,3 triệu m2 sàn, Hà Nội nói chung, người dân thu nhập thấp và doanh nghiệp Thủ đô nói riêng vẫn rất cần được tiếp sức bằng một hệ thống đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch, quản lý và nhất là nguồn vốn vay ưu đãi.
Tầm nhìn quy hoạch
Nhìn một cách tổng thể hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội đã được nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh phù hợp với định hướng của Đảng, điều kiện kinh tế của đất nước, theo từng nhóm đối tượng và khu vực vùng miền.
Theo đó, Hà Nội đã yêu cầu các địa phương phải xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở; trong đó có nhà ở xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, bởi nhu cầu về loại hình nhà ở này vẫn còn rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, trước khi nói đến bài toán tài chính, điều kiện thiết yếu làm nền tảng để phát triển nhà ở xã hội thực sự hiệu quả là quỹ đất và một tầm nhìn quy hoạch khả thi.
Để làm được vấn đề này, trước hết, các đơn vị chức năng của thành phố phải khảo sát, điều tra sát nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội, cụ thể đối với từng khu vực để phân bổ, bố trí xây dựng các dự án phù hợp, tránh tình trạng nhà bán không người mua, nhà chưa bán đã có “gạch xếp hàng”.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, để chủ động đáp ứng quỹ nhà ở xã hội, thành phố đã thống nhất thông qua chủ trương xây dựng 4 khu nhà ở xã hội tập trung và hiện đã giao cho các nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết.
Đó là 2 khu tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (73,23ha); 1 khu tại xã Cổ Bi, Gia Lâm (39,12ha); 1 khu tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì (41,52ha). Sau khi quy hoạch được phê duyệt, thành phố sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện dự án.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, khó khăn lớn nhất của Hà Nội hiện nay chính là nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng để kêu gọi đầu tư, cụ thể là đối với những dự án nằm ở các vị trí mà hệ thống hạ tầng (giao thông, thoát nước) chưa hoàn chỉnh.
Một sáng kiến của Hà Nội để tiếp tục vươn dài chuỗi nhà ở xã hội theo chủ trương của Chính phủ là đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện cơ chế thu bằng tiền đối với diện tích đất (20% quỹ đất ở) dành để xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại có quy mô trên 10 ha.Điều này sẽ giúp thành phố tập trung vốn tạo quỹ đất sạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến ngoài hàng rào, xây dựng trường học, nhà trẻ công lập.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề xuất, Hà Nội nên dành thêm quỹ đất sạch giao cho doanh nghiệp có năng lực thực hiện các dự án khu đô thị có quy mô lớn; trong đó có cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Việc triển khai dự án nhà ở xã hội trong khu đô thị mới sẽ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, tạo sức hấp dẫn và phát triển bền vững của nhà ở xã hội.
Vốn tiếp sức
Liên quan đến nguồn vốn cho nhà ở xã hội, tại hội nghị “diên hồng” về nhà ở xã hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách tín dụng, thuế, bù lãi suất để khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính, nhất là nguồn lực trung và dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội theo hướng tăng nguồn lực xã hội, giảm nguồn vốn Nhà nước, giảm dần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách, chuyển sang hỗ trợ tín dụng ưu đãi.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương và Trung ương bổ sung chương trình phát triển nhà ở xã hội vào danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách trung ương tại Quyết định 40 của Thủ tướng về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Có thể nhận thấy rõ, khi thời điểm gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng kết thúc, nhiều người dân thu nhập thấp ở đô thị rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đứng trước khả năng phải bỏ dở “giấc mơ an cư”.
Mong muốn lớn lao của nhiều khách hàng và cả chủ đầu tư hiện nay là có thêm những gói tín dụng hỗ trợ, ưu đãi tiếp nối “chiếc đũa thần” 30 nghìn tỷ.
Vì vậy, Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, sớm cấp vốn để Ngân hàng Chính sách Xã hội cho chủ đầu tư và người dân vay vốn theo Điều 17, Nghị định số 100/NĐ - CP.
Chị Thu Hoài, một giáo viên huyện Gia Lâm chia sẻ: Gia đình chị phải dành dụm từ rất lâu mới có đủ nguồn tài chính ban đầu và vẫn kỳ vọng vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đăng ký mua nhà ở xã hội. Nhưng gần nửa năm trôi qua, gia đình chị chỉ biết mòn mỏi chờ đợi.
Niềm mong mỏi của chị Hoài cũng là tâm trạng chung của hàng trăm người dân, nhất là các cán bộ viên chức trẻ Thủ đô về một nguồn tín dụng hỗ trợ đặc biệt để có thể mua nhà, bởi với lãi suất vay thương mại dao động quanh mức 11-12%/năm sẽ là áp lực quá lớn.
Không chỉ có những nỗi lo từ những người thu nhập thấp có nhu cầu ở thực, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô cũng rất quan ngại.
Đứng đầu một doanh nghiệp có nhiều dự án nhà ở xã hội ở khu vực phía Bắc, vấn đề mà ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Tổng công ty Viglacera tha thiết nhất vẫn là gói tín dụng cho người mua nhà.
"Dù biết ngân sách rất khó khăn nhưng nhu cầu nhà ở của người nghèo, công nhân vẫn là vấn đề cấp bách nên cần có thứ tự ưu tiên trong tín dụng để hỗ trợ người dân mua nhà", ông đề nghị.
Đại diện Công ty cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí cũng bày tỏ, doanh nghiệp mong muốn được Nhà nước hỗ trợ vốn trực tiếp để tiếp tục xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đồng thời tạo mọi điều kiện tối ưu giúp người dân tiếp cận được nhà ở xã hội.
Từ thực tế tiếp xúc với rất nhiều khách hàng mua nhà tại dự án, lãnh đạo Công ty này cho biết, có tới hơn 90% khách hàng phải vay gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ (với nhu cầu vay từ 70 - 80% giá trị hợp đồng mua nhà).
Tuy nhiên, khi kết thúc giải ngân gói vay ưu đãi, không những người dân rất khó khăn về nguồn tài chính mà phía doanh nghiệp cũng lo lắng cho “đầu ra” tiếp theo của dự án.
Tương tự, dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (huyện Quốc Oai) do Tập đoàn CEO Group làm chủ đầu tư hay dự án nhà ở xã hội The Vesta (quận Hà Đông) của Công ty cổ phần Bất động sản Hải Phát với tổng số gần 2.500 căn hộ, hiện đã và đang chuẩn bị hoàn thành, nhưng cũng do ảnh hưởng từ việc dừng gói 30 nghìn tỷ nên phần lớn khách hàng không “mặn mà” với nhà ở xã hội.
Cùng với những giải pháp về quy hoạch, nguồn vốn, Hà Nội khẳng định sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ quỹ nhà ở xã hội.
Hiện thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong quá trình triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng. Qua đó, sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đồng thời tiếp tục công khai, minh bạch các thông tin dự án để người dân biết, tham gia giám sát.
Tuy nhiên, thành phố cũng kiến nghị các bộ, ngành chức năng bổ sung vào Nghị định các quy định, chế tài xử lý cụ thể đối với việc quản lý nhà ở xã hội…
Quan điểm tiếp tục phát triển chương trình nhà ở xã hội đã được khẳng định với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ hội sở hữu căn hộ cho người thu nhập thấp vẫn luôn hiện hữu, nhưng để đảm bảo hiện thực hóa và nối dài những “giấc mơ an cư”, rất cần có những giải pháp đồng bộ làm chìa khóa mở rộng cánh cửa nhà ở xã hội cho người nghèo, người có thu nhập thấp đô thị./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Nhà ở xã hội - Bài 1: Quy luật thị trường và lựa chọn của người dân
16:53' - 16/12/2016
Nhà ở xã hội phục vụ đối tượng có thu nhập thấp và ngược lại nhưng hiện nay thị trường nhà ở này lại có những chuyển biến mới, khác so với trước đây.
-
Bất động sản
Nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu
19:27' - 10/12/2016
Nhu cầu đối với nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp là rất lớn. Tuy nhiên, các dự án phát triển nhà ở xã hội được phép triển khai từ năm 2009 đến nay mới đạt khoảng 28% mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội
16:37' - 07/12/2016
Sáng 7/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam đã chủ trì hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Miễn tiền sử dụng đất dự án nhà ở xã hội không sử dụng vốn ngân sách
06:39' - 02/11/2016
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 139/2016/TT-BTC hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội...
-
Bất động sản
Đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh sẽ có 30.000 căn nhà ở xã hội
20:10' - 28/09/2016
Theo Sở Xây dựng Tp. HCM, giai đoạn 2016–2020 tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 44.700 căn và phấn đấu hoàn thành khoảng 30.000 căn.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Đồng Nai tăng kiểm soát biến động giá bất động sản
11:58'
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.
-
Bất động sản
Bất động sản phía Nam chuyển biến tích cực dịp cuối năm
16:34' - 25/11/2024
Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều biến động và xu hướng đáng chú ý, với nhiều hoạt động ký kết, giới thiệu, mở bán dự án ra thị trường cuối năm 2024.
-
Bất động sản
Chuẩn hóa hoạt động môi giới bất động sản bằng Bộ quy tắc
18:45' - 23/11/2024
Lần đầu tiên VARS công Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử dành riêng cho các Sàn Giao dịch Bất động sản gồm 5 chương và 22 điều.
-
Bất động sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
16:25' - 23/11/2024
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...