Nhiều vướng mắc xung quanh 447 thủ tục hành chính của ngành công thương
Tại Hội nghị “Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành công thương”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành công thương hiện nay duy trì 447 thủ tục hành chính ở tất cả các cấp.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, với vai trò là ngành chiếm hơn 80% GDP thì con số thủ tục này không phải quá nhiều, nhất là khi nhiều loại giấy phép bao hàm nhiều thủ tục cấp mới, sửa đổi, cấp lại và thu hồi. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thừa nhận, dù không đặt nặng vấn đề ít hay nhiều nhưng các thủ tục hành chính này thực sự có cần thiết hay không cũng như đã thực sự chuẩn hóa trong việc đơn giản- hiện đại hóa và minh bạch lại là câu hỏi mà toàn ngành đang xem xét. Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) chia sẻ, đây là sự kiện thường niên được cộng đồng doanh nghiệp chờ đón để được đối thoại, nêu những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đến Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành ở địa phương. Những năm qua, với việc việc chiếm hơn 8% ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (22/267), kiểm soát 447 thủ tục hành chính, ngành công thương được coi là một lĩnh vực quan trọng đối với quản lý nhà nước về kinh tế. Do đó, các quy định và thủ tục hành chính trong ngành có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung. Theo ông Phạm Đình Thưởng, các thủ tục hành chính được đưa ra xuất phát từ 28 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, gấp đôi so với số lượng trung bình các bộ ngành khác. Cũng xuất phát từ việc Bộ Công Thương phải kiểm soát nhiều thủ tục sẽ dẫn đến có nhiều ý kiến, thậm chí trái chiều.Hiện, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng trong số các thủ tục hành chính này không phải không có những vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp không sợ thủ tục mà chỉ sợ thủ tục không minh bạch. Vì vậy, có thể có cách hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau, gây nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện, Vụ Pháp chế đã tính toán, việc cắt giảm chi phí thủ tục hành chính của Bộ đã giúp tiết kiệm được trên 4,3 tỷ/năm, dựa trên tính toán chi phí thời gian trung bình chứ chưa tính chi phí hội. Trần tình về những vướng mắc mà ngành kinh doanh gas đang cần tháo gỡ, bà Nguyễn Thị Thùy Trang, đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh gas tại tỉnh Khánh Hòa cho rằng, các quy định về thủ tục của Bộ Công Thương về lĩnh vực này đang rất luẩn quẩn, vòng vo. Đưa ra ví dụ, bà Nguyễn Thị Thùy Trang nhấn mạnh, nếu doanh nghiệp muốn làm tổng đại lý kinh doanh gas phải có cửa hàng bán gas. Tuy nhiên, nếu muốn bán gas thì lại phải có một số điều kiện của tổng đại lý. Điều này khi áp dụng vào thực tiễn đang rất bất cập và kiến nghị Bộ Công Thương nên xem xét và điều chỉnh. Cũng liên quan đến lĩnh vực này, bà Phạm Thị Hiền Lương, đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh gas tại tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công Thương không nên đưa ra quy định cứng nhắc là phải có bao nhiêu vỏ bình gas thì mới được kinh doanh mặt hàng này mà phải dựa vào dân số địa phương. Hơn nữa, tỉnh Bình Định cũng không giống như thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.Vì vậy, Bộ Công Thương nên xem xét và áp dụng con số sao cho phù hợp với địa phương chứ không nên áp trần một con số cho chung cả nước. Làm được như vậy thì mới sát với thực tiễn và các thủ tục mới đi vào thực tiễn, giảm áp lực cho doanh nghiệp và người dân.
Thống kê cho thấy, trong năm 2016, Bộ Công Thương đã bãi bỏ 6 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 33 thủ tục trong nhóm thương mại điện tử, hóa chất, rượu, năng lượng, an toàn thực phẩm…Điển hình, riêng trong lĩnh vực điện năng, Bộ Công Thương thực hiện đề xuất giảm tiết kiệm điện năng từ 132 xuống từ 33-41 ngày. Nếu so sánh với thời gian tiếp cận điện năng trung bình của 6 nước đứng đầu ASEAN là 50,3 ngày thì Việt Nam thấp hơn nhiều.
Liên quan tới việc bãi bỏ các thủ tục hành chính đang gây khó cho doanh nghiệp, tại một cuộc họp diễn ra hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã làm việc với người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị có liên quan để lắng nghe báo cáo việc rà soát các quy định hiện hành, những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận, cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua. Theo đó, trong thời gian trước mắt, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ và sửa đổi hoặc bãi bỏ những vướng mắc tại nghị định 19 cho doanh nghiệp kinh doanh khí; cân nhắc bãi bỏ quy định về giấy xác nhận trong kinh doanh hóa chất, nhập khẩu ôtô theo thông tư 20; đồng thời phối hợp với Hiệp hội Dệt may tháo gỡ những bất cập trong việc kiểm tra mẫu vải quy định tại thông tư 37… Hiện nay, Vụ Pháp chế đang tập hợp ý kiến, xây dựng, chỉnh sửa để có thể ban hành dự thảo sớm nhất, dự kiến ngay trong tháng 9 hoặc tháng 10 tới.Bộ sẽ tiếp tục rà soát kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường.
Đồng thời sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục tiến tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cải cách hành chính để phát triển: Bài 3: Những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ
06:08' - 29/08/2016
Thuế và hải quan, hai lĩnh vực được cho là nóng nhất đã có nhiều bước cải cách. Tuy nhiên, điểm nghẽn trong quy trình thủ tục vẫn còn không ít.
-
Kinh tế Việt Nam
Gây dựng lòng tin giữa chính quyền và doanh nghiệp
07:28' - 06/08/2016
Để hiện thực hóa những mục tiêu của Nghị quyết 35. một trong những việc cần được giải quyết là phải khắc phục được tình trạng lệch pha giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 74% người dân hài lòng với kết quả giải quyết thủ tục cấp "sổ đỏ"
17:41' - 26/04/2016
SIPAS 2015: Kết quả điều tra cho thấy đa số người dân đánh giá cao sự đúng hẹn của cơ quan hành chính nhà nước trong việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư "vênh" với Luật chuyên ngành
07:02' - 04/04/2016
Hoạt động đăng ký doanh nghiệp (DN) đã chuyển biến tích cực với số lượng DN thành lập mới và số vốn đăng ký tăng sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.