Những thăng trầm của đầu tư nước ngoài tại Cuba
Theo bài viết trên tuần báo Progreso Semanal (Mỹ) bằng tiếng Tây Ban Nha, cả với luật Đầu tư nước ngoài trước đây (Luật số 74 năm 1995) cũng như luật hiện hành được thông qua hồi năm 2014, những dự án đầu tư nước ngoài vẫn vấp phải những lực lượng chỉ trích làm cản trở quá trình phát triển tự nhiên của hoạt động kinh tế này.
Người gần đây nhất thừa nhận thực tế này chính là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Raul Castro Ruz trong kỳ họp Quốc hội hồi cuối tháng 6 vừa qua.
Tầm quan trọng của luật Đầu tư nước ngoài hiện hành đã được đề cao hết cỡ. Điều này là đúng nhưng chưa đủ.
Việc thực hiện những thay đổi trong quy định về một lĩnh vực nào để thích ứng hơn với những điều kiện và mức độ của đề tài với tầm nhìn về tương lai luôn là điều tích cực, nhưng mặt khác ngay từ thời điểm đó, đã có nhiều nhà phân tích nhấn mạnh rằng vấn đề thực sự không nằm ở trong luật, mà ở những nhân tố phức tạp hơn và do đó khó có thể xóa bỏ hơn.
Thật không may, tầm nhìn chính trị và tư tưởng của nhiều người tới nay vẫn nhìn nhận nguồn vốn đến từ nước ngoài như kẻ thù và cho rằng chúng cần được kiểm soát.
Tuy nhiên, giống như mọi quốc gia đang phát triển khác, nếu Cuba không để những nước khác tận dụng nguồn lực và dịch vụ của mình để đổi lấy những lợi ích rõ ràng là rất cần thiết cho nền kinh tế, thì chính Cuba cũng không tận dụng được những nguồn lực và dịch vụ đó.
Vẫn tồn tại tâm lý chối bỏ sự thật hiển nhiên rằng không có công nghệ và vốn thì sẽ không có tương lai phát triển nào.
Kế hoạch Phát triển chiến lược đầy tham vọng của Cuba cần nhiều tỷ USD mỗi năm từ nay tới năm 2030 để có thể triển khai thực hiện với biên độ rất hẹp cho những sai lầm. Chính vì điều này mà cần phải có kế hoạch thực sự và "cánh cửa" cho đầu từ trực tiếp nước ngoài không thể tiếp tục khép hờ như hiện tại.
Các quan chức của Chính phủ Cuba đã thừa nhận rằng đất nước cần 2 tỷ USD đầu tư nước ngoài trực tiếp mỗi năm, nhưng kể từ khi Luật đầu tư mới có hiệu lực từ năm 2014 tới hết năm 2016, đảo quốc Caribe này mới thu hút được vẻn vẹn 1,3 tỷ USD.
Các nhà đầu tư vào Cuba vấp phải những rào cản quan liêu đủ loại, từ quá trình thương lượng kéo dài và bị đè nặng bởi những thủ tục nhiêu khê, rườm rà, cho tới sự thiếu chuẩn bị của các đối tác Cuba.
Không thể bỏ qua thực tế rằng phần lớn các trường hợp, lãnh đạo các doanh nghiệp Cuba đảm nhận nhiệm vụ đàm phán với đối tác nước ngoài và những người giám sát họ không phải là những doanh nhân chuyên nghiệp mà là cán bộ của Đảng được đào tạo cẩn thận về mặt chính trị, nhưng có lẽ không có trình độ tương đương về thương mại và kinh doanh.
Tất cả những điều này tương phản với những nhu cầu kinh tế cấp bách hiển hiện của Cuba. Trong khi La Habana tiếp tục kéo dài và tự gây cản trở các cuộc đàm phán thì sản lượng lương thực tiếp tục ở mức thấp và trở thành một vấn đề an ninh quốc gia.
Việc chuyển đổi cấu trúc ngành năng lượng vẫn là yêu cầu then chốt để nâng tỷ trọng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo lên mức 24%, và cũng không thể kỳ vọng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức 7% khi chưa cải thiện được cơ sở hạ tầng sản xuất.
Chỉ 3 ví dụ này cũng đủ cho thấy những rào cản đối với đầu tư nước ngoài gây tác hại ra sao đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, và tất nhiên là đối với cả mức sống nói chung của nhân dân Cuba.
Thật khó để nâng sản lượng nông nghiệp nếu Cuba vẫn chỉ cày xới ruộng đồng bằng trâu bò. Cuba cũng không thể tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí cho dù các hiệp ước với các đồng minh chính trị và thương mại có ưu đãi tới đâu.
Nền kinh tế không thể tăng trưởng nếu không sản xuất được ra nhiều của cải hơn. Tất nhiên, đầu tư nước ngoài không phải là liều “thuốc tiên” có thể chữa trị mọi vấn đề. Tuy nhiên, về tổng thể, một nền kinh tế với nhiều vấn đề về vốn như của Cuba đòi hỏi phải có “dưỡng khí” từ nguồn vốn “tươi” từ bên ngoài.
Cũng có những yếu tố khác cần xem xét. Xuất phát từ việc tái thương lượng các khoản nợ với Câu lạc bộ Paris, Cuba không chỉ cần hoạch định để tăng trưởng và phát triển mà còn phải thực hiện đủ các cam kết quốc tế.
Ở khía cạnh này, đầu tư nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng vì trong số những biến số được tính toán khi ấn định các điều khoản của thỏa thuận tái cấu trúc nợ vốn được coi là có lợi cho La Habana, người ta đã nhìn nhận vai trò tiềm năng của đầu tư như một nguồn cung cấp tài chính cơ bản cho quá trình phát triển.
Cũng cần phải nhìn nhận lại đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ của nguồn tài chính này đối với thành phần kinh tế tư nhân trong nước và phát triển địa phương.
Các chính quyền địa phương của Cuba phải có đủ quyền để quyết định và cụ thể hóa các thỏa thuận kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, những người mà đóng góp vốn của họ có thể chưa đủ ý nghĩa ở tầm quốc gia, nhưng quan trọng đối với một địa phương, ví dụ như cấp huyện.
Mặt khác, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cuba được công nhận về mặt pháp lý, họ cũng cần được trao quyền thương lượng các kế hoạch kinh doanh của riêng mình trong một khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển trong một số lĩnh vực kinh tế nhất định.
Trong khi chờ đợi Đặc khu phát triển Mariel "cất cánh" để có thể trở thành đầu tàu kinh tế đất nước, Cuba có thể làm được nhiều việc với những doanh nghiệp muốn đặt cơ sở tại khu vực ưu đãi thuế này và sẵn sàng đầu tư vào những không gian địa lý và kinh tế khác của đất nước.
Việc có được một đặc khu phát triển thuận lợi gắn liền với cảng nước sâu như Mariel là một lợi thế cho Cuba, nhưng ngay cả lợi thế đó cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những chậm trễ hành chính.
Từ đầu năm 2015 tới hết tháng 11/2016, chỉ có 11 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký hoạt động tại đây, nâng tổng số các dự án được cấp phép lên 22, và cho tới tháng 1/2017, mới chỉ có 8 dự án đi vào hoạt động.
Để thấy được sự trì trệ trong việc cấp giấy phép của Cuba tại khu vực chiến lược này, cần biết rằng con số đó là rất nhỏ so với số lượng hơn 400 đơn xin phép đầu tư.
Như vậy, nếu tốc độ cấp phép cho các dự án tại Mariel chỉ là 11 dự án/năm như thời gian qua, và giả sử rằng các doanh nghiệp quan tâm có thể chờ đợi vô tận, thì phải mất tới 36 năm để các nhà chức trách Cuba có thể xem xét thông qua toàn bộ hồ sơ dự án trên.
Có lẽ mọi nhà quan sát Cuba đều có thể đồng tình rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Đối với Cuba, điều then chốt là ưu tiên một luồng đầu tư nước ngoài có tổ chức và hiệu quả, và sẽ không quá khi nói rằng tương lai của đất nước này đang phụ thuộc vào điều đó./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Melbana đầu tư hơn 6 triệu USD vào hoạt động khoan dầu tại Cuba
10:32' - 18/08/2017
Công ty Australia Melbana Energy sẽ đầu tư hơn 6 triệu USD cho hoạt động khoan dầu tại đảo quốc Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vượt Venezuela trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Cuba
10:10' - 17/08/2017
Tờ Juventud Rebelde của Cuba ngày 16/8 cho biết năm 2016 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Venezuela để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của La Habana.
-
Kinh tế Thế giới
Mở cửa lĩnh vực tư nhân, Cuba có hơn 400 hợp tác xã tư nhân
14:42' - 10/08/2017
Hơn 400 hợp tác xã tư nhân, phi nông nghiệp đã được phê chuẩn hoạt động ở Cuba kể từ khi nước này mở cửa đối với lĩnh vực tư nhân trong giai đoạn thử nghiệm vào năm 2012.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẵn sàng phối hợp với Mỹ làm sáng tỏ các vụ tai nạn ở La Habana.
10:12' - 10/08/2017
Chính phủ Cuba tái khẳng định lập trường sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng Mỹ làm sáng tỏ các vụ tai nạn liên quan tới nhóm nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc tại La Habana.
-
Chuyển động DN
Air China của Trung Quốc mở văn phòng đại diện tại Cuba
19:27' - 04/08/2017
Air China, hãng hàng không hàng đầu của Trung Quốc, ngày 3/8 đã mở văn phòng đại diện tại Cuba nhằm tăng cường hợp tác về du lịch giữa hai bên và khu vực Caribe.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba và Mỹ mở rộng hợp tác trong dịch vụ cảng biển
15:05' - 03/08/2017
Cuba và thành phố Houston của Mỹ đã ký kết một Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực cảng biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.