Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hiện kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống phương tiện giao thông công cộng còn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi áp lực giao thông lớn, phương tiện giao thông cá nhân ngày càng có xu hướng tăng.
Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, tỉnh, thành phố đã tập trung nhiều giải pháp để giải quyết ùn tắc giao thông, có biện pháp từng bước giảm phương tiện giao thông cá nhân. Nhưng về biện pháp dài hạn thì phải phát triển hệ thống phương tiện giao thông công cộng như các tuyến xe bus nhanh, đường sắt đô thị...
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai 2 dự án đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội và tuyến Cát Linh - Hà Đông không chỉ giúp phát triển hệ thống phương tiện giao thông công cộng, giảm áp lực giao thông cho Hà Nội mà còn là nền tảng để tiếp tục triển khai các dự án giao thông công cộng trong thời gian tới. Phó Thủ tướng cho rằng, từ kinh nghiệm thực hiện 2 dự án đường sắt đô thị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế để tăng cường huy động nguồn lực trong nước hoặc nước ngoài thay cho nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án đường sắt đô thị khác.Trong đó tập trung tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển khai các dự án để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí xây dựng, thúc đẩy phát triển năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Qua kiểm tra thực tế 2 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những kết quả và những nỗ lực của các ban ngành chức năng, các nhà thầu trong việc triển khai dự án; đồng thời nhấn mạnh các nhà thầu, đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thi công hiệu quả.Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành chức năng cần quan tâm, xem xét các kiến nghị của nhà thầu để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án.
Nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn phải đặt lên hàng đầu, Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường, cháy nổ,... đặc biệt là không để xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các nhà thầu, đơn vị thi công cần chú ý đến chất lượng và kiến trúc công trình, đảm bảo mặt thẩm mỹ, tiện dụng của các công trình đường sắt đô thị; tập trung đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực để vận hành tốt, an toàn, chuyên nghiệp, có văn hóa phục vụ cho hành khách khi đưa tuyến đường sắt vào sử dụng.Theo báo cáo của đại diện các Ban quản lý dự án đường sắt, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Ban quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư có chiều dài 13,05 km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông, đường đôi, khổ 1.435mm.
Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao (bao gồm 2 ga trung chuyển là Cát Linh và Đại học Quốc gia). Khu “đề pô” rộng 19,6 ha tại Hà Đông, mua sắm 13 đoàn tàu (52 toa), khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, trong tương lai 2 phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân 35km/h.
Đến nay, dự án này đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp; trong đó phần hạ tầng chạy tàu cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp, trang trí trong quý I năm 2017.Ngoài ra đã hoàn thành sản xuất, chế tạo 13 đoàn tàu bên Trung Quốc; trong đó đoàn tàu đầu tiên đang được vận chuyển về Việt Nam bằng đường thủy, dự kiến ngày mai, (5/2) sẽ về đến cảng Hải Phòng để làm các thủ tục nhập khẩu.
Các đoàn tàu còn lại sẽ lần lượt được vận chuyển về Việt Nam trước thời gian vận hành chạy thử năm 2017. ... Tổng thầu đang tiến hành mua sắm/đấu thầu, hiện đã lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị của một số chuyên ngành. Công tác đào tạo cũng đang được thực hiện theo kế hoạch với tổng số nhân lực cần đào tạo là 651 người đào tạo tại Trung Quốc và Việt Nam.
Đối với Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội do Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư hiện đang bị chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt đoạn đi ngầm và di chuyển cây xanh. Hiện Ban quản lý dự án đang tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng 4 nhà ga cho nhà thầu trong quý 1 này. Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, bao gồm 8,5km đi trên cao, 4km đi ngầm, với 8 ga trên cao và 4 ga ngầm và 1 khu Depot (nhà ga) tại Nhổn. Dự án bao gồm 9 gói thầu chính; trong đó có 5 gói thầu xây lắp và 4 gói thầu thiết bị đường sắt đô thị. Tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án này là 1.176 triệu EURO.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ra quân đầu năm mới
13:02' - 02/02/2017
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sẽ thường xuyên kiểm tra và phối hợp với lãnh đạo Tp. Hà Nội để tháo gỡ kịp thời để đưa dự án vào vận hành đảm bảo chất lượng, tiến độ
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết gói thầu trên 7.667 tỷ đồng thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội
12:46' - 17/01/2017
Đây là gói thầu quan trọng nhất, gói thầu đường găng của Dự án đường sắt đô thị thí điểm Nhổn – Ga Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn tất phần xây lắp đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông
17:59' - 30/12/2016
Theo kế hoạch phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội
19:06' - 23/11/2016
Hướng từ trung tâm thành phố đi Cầu Giấy, đơn vị chức năng hướng dẫn tổ chức cho xe buýt và xe máy, cấm toàn bộ các loại ô tô khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long phiến dầm cuối cùng dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
15:53' - 08/10/2016
Ngày 8/10, phiến dầm cuối cùng trong tổng số 806 phiến của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đã chính thức được Bộ Giao thông Vận tải hợp long tại ga Văn Khê.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.