Romania là thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, Romania là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như trái cây nhiệt đới (trái cây tươi và đóng hộp), thủy hải sản (đông lạnh và đóng hộp), cà phê, hạt tiêu, hạt điều và thịt lợn, dù Romania có ngành chăn nuôi tương đối phát triển nhưng hàng năm vẫn đang phải nhập khẩu một số lượng đáng kể thịt lợn từ các nước EU và châu Âu khác).
Bên cạnh đó, các sản phẩm như máy móc thiết bị điện và điện tử (đồ điện gia dụng, máy tính, điện thoại cầm tay), đồ gỗ nội ngoại thất, dệt may, giày dép, sợi nhân tạo, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Do Romania có nhu cầu khá lớn về các mặt hàng trên và Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp khác cả về giá cả và chất lượng. Một lĩnh vực khác mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác là xuất khẩu lao động. Do những năm gần đây, một lượng lớn lao động của nước này đã di cư sang các nước EU khác nên Romania hiện đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trong thời gian tới, theo dự báo từ Bộ Công Thương, Romania sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động.Số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động Romania cho thấy tổng số lao động nước ngoài đến từ khu vực ngoài EU (non-EU foreign employees) tại Romania bao gồm cả lao động thường xuyên và tạm thời, vào thời điểm tháng 7/2018 là 17.089 người – mức cao kỷ lục từ trước tới nay; trong đó, Trung quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước đứng đầu về số lượng lao động nhập cư vào Romania.
Việc quốc hội Romania gần đây sửa đổi quy định về mức lương tối thiểu trả cho lao động đến từ các nước ngoài EU, từ mức tương đương với mức lương trung bình của lao động bản xứ xuống mức tương đương mức lương tối thiểu của người bản xứ; cũng như việc ký MOU về hợp tác lao động Việt Nam – Romania vào cuối tháng 11 vừa qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này. Để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, việc trước mắt là Chính phủ hai nước sẽ nỗ lực để Hiệp định EVFTA sớm được ký kết, phê chuẩn.Trong tương lai, hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và cấp Bộ, ngành để mở đường cho thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động; tận dụng tối đa cơ chế của Ủy ban hỗn hợp để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai bên; cũng như khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham dự các hoạt động hội chợ, triển lãm./.
>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Romania
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ưu tiên chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững
16:25' - 10/04/2019
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định Việt Nam là quốc gia luôn tuân thủ các yêu cầu về quá trình chuyển đổi năng lượng, ứng dụng các dạng năng lượng mới, tái tạo và thân thiện với môi trường...
-
Kinh tế số
Thịt bò Ba Lan đối mặt thông tin bất lợi mới
14:52' - 05/02/2019
Giới chức Ba Lan ngày 4/2 cho biết đã phát hiện một ca nhiễm BSE, hay còn gọi là bệnh bò điên, ở nước này song khẳng định đây là trường hợp cá biệt và không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
-
Kinh tế Việt Nam
Romania mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam
20:47' - 23/10/2018
Chiều 23/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.