Sắp có biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Campuchia
Dự thảo Nghị định này quy định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký tại Hà Nội ngày 26/10/2016 (gọi tắt là Bản thỏa thuận Việt Nam - Campuchia) và điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản thỏa thuận Việt Nam - Campuchia.
Danh mục và hạn ngạch thuế quan hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo Bản thỏa thuận Việt Nam – Campuchia gồm có:Phụ lục I - Danh mục hàng hoá có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Phụ lục II – Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng được hưởng ưu đãi.Phụ lục III – Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu từ Campuchia đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô.Về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%, dự thảo nêu rõ, hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia có tên trong Danh mục hàng hoá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% phải đáp ứng các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp; Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu trong Bản Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo quy định tại Nghị định này.Hàng hoá nông sảnTheo dự thảo, hàng hoá nông sản chưa chế biến (bao gồm cả mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô) do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về Việt Nam áp dụng theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. Số lượng các mặt hàng gạo và lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu nêu tại khoản này không tính vào số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.Đối với mặt hàng nông sản (bao gồm cả mặt hàng gạo các loại và lá thuốc lá khô) có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết.Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia rút lại thông báo về trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên
21:03' - 19/11/2016
Ngày 19/11, Campuchia thông báo rằng tuyên bố trước đó một ngày về trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên tại nước này trong nhiều năm là một "sai sót".
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia không ngừng tăng
06:05' - 18/10/2016
Trung Quốc đã liên tục ba năm là đối tác thương mại lớn nhất và nguồn đầu tư lớn nhất của Campuchia. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia năm 2015 vượt 4,4 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội chợ Thương mại Việt Nam 2016 khai mạc tại Campuchia
18:39' - 06/10/2016
Sáng 6/10, Hội chợ Thương mại Việt Nam 2016 tại Campuchia với chủ đề “Hữu nghị, hợp tác và phát triển” đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm đảo Kim cương, Phnom Penh, Campuchia.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Campuchia giảm 2,1% trong 9 tháng đầu năm nay
16:16' - 06/10/2016
Tình hình kinh tế toàn cầu không thuận lợi và đã gây ra những tác động tới thị trường gạo và nông sản của Campuchia.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.