Sau 20 năm, Taliban 2.0 đã lột xác thế nào, liệu có "bình mới rượu cũ"?
Phong trào Taliban đã lên nắm quyền ở Afghanistan và sẽ sớm tuyên bố đất nước này là một Tiểu vương quốc Hồi giáo. Những dấu hiệu đầu tiên mà lực lượng này thể hiện trong những ngày qua đã cho thấy có sự thay đổi, nhưng liệu đó có phải là “bình cũ rượu mới”?
Đã gần 25 năm kể từ khi Taliban lên nắm quyền kiểm soát Kabul, treo cổ cựu Tổng thống Mohammad Najibullah, và thiết lập một chế độ cai trị hà khắc dựa trên Luật Hồi giáo (Sharia) tại quốc gia Trung Nam Á này. Nhưng kể từ đó, Taliban đã thay đổi ra sao và phương Tây có thể mong đợi điều gì.Theo trang Skynews, việc Taliban đã thay đổi như thế nào kể từ thời kỳ cầm quyền gần đây nhất, giai đoạn 1996-2001, sẽ quyết định liệu lực lượng vốn theo đuổi chế độ cai trị Hồi giáo này có thành lập một chính quyền mà người dân Afghanistan có thể chung sống hoà bình và các quốc gia khác có thể hợp tác hay không.*Taliban giàu có, tiềm lực hơnTaliban của năm 2021 đang ở vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn nhiều so với khi phong trào này nổi lên như một phe nhóm chiến đấu trong cuộc nội chiến Afghanistan năm 1994.Trái ngược với phiên bản 1.0 còn non trẻ, chủ yếu được Saudi Arabia cung cấp tài chính và chưa cai trị được toàn bộ lãnh thổ Afghanistan, Taliban ngày nay đã duy trì sự hiện diện tài chính sâu rộng ở nước này và hưởng lợi từ một số chiến thắng mang lại nguồn tiền đáng kể cho các hoạt động.Kể từ khi sụp đổ năm 2001, các chiến binh Taliban đã tiến hành một cuộc chiến trường kỳ trên khắp Afghanistan, với một mạng lưới tài chính phức tạp và hệ thống thuế nhằm thu tiền cho các hoạt động, bao gồm cả việc chiếm giữ các đồn biên phòng, cửa khẩu quan trọng, thu về hàng triệu USD.Taliban vẫn duy trì được ổn định kinh tế, bất chấp tình trạng nghèo khó của đất nước khi trên thế giới chỉ có sáu quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp hơn Afghanistan. Tại quốc gia Trung Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên này, từ khi chưa cầm quyền Taliban đã giành được quyền kiểm soát hoặc sử dụng biện pháp tống tiền tại nhiều địa điểm khai thác tài nguyên.Ngoài ra, trong những năm qua, Taliban đã nhúng sâu vào hoạt động buôn bán ma túy (đây là nguyên nhân khiến các xưởng ma túy, nơi thuốc phiện được chiết xuất thành heroin ở Afghanistan vẫn là mục tiêu chính cho các chiến dịch ném bom của Mỹ).Tài trợ từ nước ngoài cũng vẫn là một nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, theo giải thích của Sky News, Afghanistan vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và một số chính sách của Taliban - chẳng hạn như ngăn cản phụ nữ tìm việc làm - sẽ chỉ khiến tình hình kinh tế của nước này trở nên tồi tệ hơn.*Mong muốn được quốc tế chấp nhậnMặc dù nền kinh tế của Afghanistan đang giảm sút so với thế giới phát triển, Taliban sẽ cần phải chú ý đến việc duy trì những chiến thắng đã đạt được kể từ năm 2001 nhờ sự hỗ trợ quốc tế mà Chính phủ Afghanistan được hưởng và sự ra đời của hiến pháp tự do mới vào năm 2004.
Một liên minh quốc tế đã hỗ trợ Afghanistan phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng lại hệ thống giáo dục, cho phép hàng triệu trẻ em gái đến trường và phụ nữ trẻ tham gia các trường đại học.Trước đó, trong những năm 1990, đất nước Afghanistan bị tàn phá bởi cuộc nội chiến từng chứng kiến hoạt động kinh doanh sụp đổ hàng ngày và các nguồn vốn thất thoát khỏi đất nước.“Vào những năm 1990, Afghanistan chỉ là một đất nước lạc hậu, không có cơ sở hạ tầng, một chính phủ hoạt động theo Kinh Qur'an mà không có pháp nhân rõ ràng", ông Raffaello Pantucci, cộng sự cấp cao của Viện nghiên cứu Royal United Services Institute (RUSI), nói.Taliban sẽ muốn duy trì viện trợ của phương Tây và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quan trọng, để tránh gây ra nỗi sợ hãi trong nước. Đầu tư quốc tế vào cơ sở hạ tầng và nguồn lực của Afghanistan cũng sẽ rất quan trọng đối với tính hợp pháp của lực lượng này.Ông Pantucci nhận định, Taliban sẽ có cách tiếp cận mới nhẹ nhàng hơn đối với các chính sách nhân quyền: “Họ sẽ khôn ngoan… sẽ nhận ra rằng muốn được quốc tế công nhận họ sẽ phải thể hiện điều gì đó”.Tuy nhiên, giới quan sát nhận định phương Tây vẫn sẽ hoài nghi về những cam kết của Taliban, và điều mà Taliban 2.0 có thể hy vọng nhất là sự chấp nhận chiến thắng từ Washington và London một cách miễn cưỡng. Trong khi đó, sự công nhận từ nước ngoài có nhiều khả năng đến từ nơi khác, với việc Trung Quốc và Nga đã cho thấy họ sẵn sàng làm việc với chế độ mới.Trong nỗ lực trấn an cộng đồng quốc tế, người phát ngôn Taliban ngày 17/8 đã đảm bảo rằng lãnh thổ Afghanistan sẽ không được sử dụng để chống lại bất kỳ bên nào và không để quốc gia Trung Nam Á này trở thành nơi chứa chấp các tổ chức khủng bố.*Cải thiện nhân quyền - nữ quyền
Một yếu tố then chốt mà cộng đồng quốc tế đang dõi theo khi đánh giá liệu Taliban có thay đổi hay không sẽ là cách đối xử với những nhóm người thiểu số ở Afghanistan.
Trong khi Taliban là một phong trào có thành phần chủ yếu là người bộ tộc Pashtun, Afghanistan có rất nhiều nhóm sắc tộc. Nhiều nhóm phải đối mặt với sự đàn áp và tàn sát hàng loạt dưới bàn tay của Taliban trong những năm 90 - đặc biệt là người Shiite Hazaras và người Uzbek.Nhưng các báo cáo xuất hiện vào năm ngoái cho thấy Taliban đã chiêu nạp một thủ lĩnh từ cộng đồng Hazara trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của mình."Afghanistan đã trải qua 20 năm với một chính phủ cố gắng lãnh đạo tất cả mọi người, cho mọi người cơ hội bình đẳng. Trong 20 năm, đã có một thế hệ người Afghanistan mang theo cơ hội này - đó là sự khác biệt giữa bây giờ và những năm 1990”, chuyên gia Pantucci nói.Taliban từng bị cáo buộc thực thi Luật Sharia một cách hà khắc. Nhưng giờ đây, để thích nghi với một Afghanistan mới, họ đã có kế hoạch thay đổi. Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi giành quyền kiểm soát đất nước, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid đã cam kết tôn trọng các quyền của phụ nữ phù hợp với luật Hồi giáo, trẻ em được tự do tới trường và “ân xá” cho tất cả kẻ thù, trong đó có các quan chức chính quyền cũ được phương Tây hậu thuẫn; các nhà thầu, phiên dịch viên làm việc cho các lực lượng quốc tế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.Khi Taliban lên nắm quyền vào năm 1996, phụ nữ bị trục xuất khỏi lực lượng lao động, khỏi tất cả các cơ sở giáo dục, và buộc phải mặc burqa – trang phục che kín nhất của Hồi giáo, bịt kín mặt và cơ thể. Phụ nữ cũng không được phép ra khỏi nhà mà không có người thân là nam giới đi kèm và việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị hạn chế nghiêm trọng.Thời Taliban cai trị trước đây, phụ nữ bị miệt thị, ném đá, đánh đập và thường xuyên xảy ra các vụ giết hại nhằm vào họ. Song những tuyên bố gần đây nhất của Taliban về quyền phụ nữ cho thấy họ muốn chứng tỏ với thế giới rằng các nhà lãnh đạo của họ đã sẵn sàng thực hiện một số thay đổi.Ngày 17/8, lần đầu tiên trong lịch sử, một thủ lĩnh hàng đầu của lực lượng Taliban đã chấp nhận ngồi trả lời phỏng vấn trực tiếp cùng một nữ phóng viên truyền hình Afghanistan. Trong cuộc phỏng vấn dài 17 phút, thủ lĩnh Taliban, Hemad nói với nữ phóng viên Arghand của kênh TOLO News ngồi đối diện: “Cả thế giới giờ đây đã công nhận Taliban là lực lượng cầm quyền thực sự của đất nước. Tôi vẫn ngạc nhiên khi mọi người sợ hãi Taliban”.Trước đó, hôm 15/8, người phát ngôn của Taliban Suhail Shaheen nói với BBC: "Các em gái sẽ tiếp tục việc học hành. Các em sẽ đến trường. Chính sách là phụ nữ có thể được tiếp cận giáo dục và đi làm, và tất nhiên họ sẽ đeo khăn trùm đầu (hijab)”.Những tuyên bố nói trên được đưa ra bất chấp một số báo cáo về việc phụ nữ đã bị đuổi về nhà khỏi nơi làm việc và trường đại học tại một số tỉnh, nơi Taliban giành quyền kiểm soát.Chuyên gia Pantucci cảnh báo rằng: "Thập niên 1990, Taliban đã duy trì một tư duy rất bảo thủ ... 20 năm qua đã thay đổi cách người Afghanistan nhìn nhận quyền của phụ nữ. Mặc dù đây có vẻ là những gì lãnh đạo trung ương đang nói, nhưng nó không nhất thiết sẽ là điều xảy ra trên thực địa”. Theo ông, "việc triển khai sẽ không rõ ràng... Taliban không phải là đơn nhất, có rất nhiều nhóm và phe phái khác nhau. Nếu một phe đang kiểm soát một tỉnh nào đó và chống lại quyền phụ nữ, thì Taliban ở Kabul có chấn chỉnh hay mặc kệ?”.Các đặc tính của Taliban 1.0 có thể sẽ vẫn là nền tảng của xã hội tương lai tại Afghanistan. "Đó sẽ là một chính phủ Hồi giáo. Chúng tôi đã chiến đấu trong bốn thập kỷ qua", người phát ngôn Taliban Shaheen nói. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, vẫn có lý do để người dân Afghanistan chờ đợi một chính quyền Taliban 2.0 khác biệt và đổi mới hơn so với cách đây 2 thập niên./.
- Từ khóa :
- Afghanistan
- Taliban
- Taliban 2.0
- cuộc chiến Afghanistan
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Taliban tổ chức cuộc họp báo đầu tiên sau khi giành chính quyền
08:08' - 18/08/2021
Trong cuộc họp báo diễn ra ở thủ đô Kabul, người phát ngôn phong trào Taliban Zabihullah Mujahid khẳng định cuộc chiến tranh tại nước này đã kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ nêu điều kiện để công nhận chính quyền của Taliban
09:31' - 17/08/2021
Mỹ sẽ chỉ công nhận một chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng quyền của phụ nữ và không tham gia những phong trào cực đoan như Al-Qaeda.
-
Kinh tế Thế giới
Xung đột tại Afghanistan: Sân bay Kabul hỗn loạn khi Taliban kiểm soát thủ đô
15:43' - 16/08/2021
Sân bay Kabul ngày 16/8 rơi vào cảnh hỗn loạn khi hàng nghìn người dân Afghanistan tìm cách rời khỏi đất nước sau khi Taliban tiếp quản quyền kiểm soát thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25'
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.
-
Ý kiến và Bình luận
Reporte Asia ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam
09:37'
Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mexico ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam
09:10'
Bài viết nêu bật chiến thắng sau 55 ngày đêm Giải phóng miền Nam hay Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chấm dứt cuộc chiến tàn khốc nhất của thời hiện đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động từ thuế quan mới của Mỹ đối với khối Arập
08:57'
Ai Cập là một trong sáu quốc gia Arập có khả năng bị ảnh hưởng lớn nếu các kế hoạch thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất được thực thi đầy đủ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Hành trình từ chiến thắng lịch sử đến bài học vĩ đại cho nhân loại
10:47' - 28/04/2025
Resumen Latinoamericano - trang báo tiến bộ hàng đầu Mỹ Latinh đã dành bài viết đặc biệt ôn lại thiên sử vàng 50 năm Thống nhất đất nước của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ hối thúc Nga và Ukraine đạt thỏa thuận hòa bình
09:25' - 28/04/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 27/4 tuyên bố cần sớm đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập kỳ vọng đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran làm dịu căng thẳng tại Trung Đông
08:42' - 28/04/2025
Ngoại trưởng Ai Cập khẳng định nước này hoàn toàn ủng hộ mọi sáng kiến nhằm đạt được các giải pháp chính trị thông qua đối thoại và đàm phán.
-
Ý kiến và Bình luận
Lý do khiến Ngân hàng trung ương Canada sẽ phải cắt giảm lãi suất
14:05' - 27/04/2025
Các nhà kinh tế hàng đầu Canada cho biết người tiêu dùng đã mua sắm tích trữ vào tháng 3 để đón trước mức thuế quan do Mỹ áp đặt.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine
08:15' - 27/04/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trong cuộc gặp hôm 25/4 rằng Nga sẵn sàng nối lại đàm phán hòa bình với Ukraine.