Siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh đối với mặt hàng rượu
Mặc dù không phải điểm nóng về tình trạng ngộ độc rượu nhưng thời gian qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với mặt hàng rượu nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tỉnh tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất kinh doanh rượu; kiểm tra các điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, việc công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy; kiểm tra tem, nhãn, trưng bày giới thiệu sản phẩm…
Từ đầu năm 2017 đến nay, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã tổ chức kiểm tra, rà soát hơn 1.500 cơ sở sản xuất, nấu rượu thủ công và kinh doanh rượu. Qua đó, đã tiến hành xử lý 30 cơ sở vi phạm, phạt hành chính 108 triệu đồng; tiêu hủy gần 3.300 lít rượu trắng, rượu ngâm quả táo mèo, quả hồng rừng, 950 chai rượu vang và rượu cao thực vật không dán tem rượu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Ông Phan Bá Hùng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái cho biết, nhằm siết chặt quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, tỉnh Yên Bái đã lập đoàn thanh tra liên ngành gồm Sở Y tế, Công an tỉnh, do Chi cục Quản lý thị trường chủ trì để kiểm tra, kiểm soát mặt hàng rượu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chi cục Quản lý thị trường Yên Bái cũng đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý về rượu. Hiện nay, Chi cục Quản lý thị trường Yên Bái đã xây dựng xong kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với 6 nhóm ngành hàng do Bộ Công thương quản lý, trong đó có mặt hàng rượu.
Các trường hợp phát hiện sản xuất, kinh doanh rượu giả có giá trị trên 30 triệu đồng sẽ chuyển sang cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự.
Rượu là mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất rượu thủ công đều nằm rải rác trong dân nên rất khó quản lý. Hoạt động sản xuất này chủ yếu nhằm mục đích tự cung tự cấp cho tiêu dùng, bởi vậy các cơ sở này đều không đăng ký kinh doanh, không đề nghị cấp phép sản xuất rượu để kinh doanh theo quy định nên khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát.
Để siết chặt hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với mặt hàng rượu, thời gian tới, ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngành công thương tỉnh Yên Bái sẽ tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền cho nhân dân trong việc thực hiện sản xuất, kinh doanh rượu đúng quy định.
Tuyên truyền để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần thay thế bằng các loại rượu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái cũng sẽ quyết liệt hơn nữa trong các khâu quản lý cồn công nghiệp; kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất rượu vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, sẽ tiến hành công khai đối tượng vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các địa phương cũng sẽ tích cực vào cuộc, tăng cường khuyến cáo người tiêu dùng không uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không uống rượu của các cơ sở nấu rượu không có giấy phép, không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục tham vấn, tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu hiện nay, tạo điều kiện cho các cơ sở nấu rượu thủ công được cấp giấy phép nhanh chóng, thuận tiện khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện, chất lượng an toàn thực phẩm theo đúng quy định./.
>>> Tiêu hủy hơn 100 lít rượu ngâm củ dạng sâm không rõ xuất xứ
- Từ khóa :
- yên bái
- sản xuất rượu
- kinh doanh rượu
- ngộ độc rượu
Tin liên quan
-
Đời sống
Hà Nội: Rượu "nấu lậu" được bán tràn lan
07:54' - 26/05/2017
Kiểm tra trên địa bàn Hà Nội chỉ có 5 cơ sở trong số gần 5.000 cơ sở sản xuất rượu có giấy phép kinh doanh.
-
Thị trường
Bình Phước phát hiện rượu pha từ nước với cồn
16:05' - 23/05/2017
Ngày 23/5, Công an huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết vừa bắt quả tang lò pha chế hàng trăm lít rượu bằng nước với cồn.
-
Kinh tế và pháp luật
Kon Tum phạt hành chính cơ sở kinh doanh rượu sâm Ngọc Linh không phép
12:02' - 09/05/2017
UBND tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh rượu, thực phẩm đối với bà Đinh Thị Thúy Hằng, chủ cửa hàng kinh doanh rượu sâm Ngọc Linh tinh hoa núi rừng Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với vàng và dầu mỏ
13:48'
Ngày 1/7, Ấn Độ đã quyết định siết chặt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu vàng nhằm ngăn chặn đà lao dốc của đồng rupee nội địa.
-
Hàng hoá
Gruzia ngừng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch trong 1 năm
08:56'
Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili vừa qua đã ký sắc lệnh cấm xuất khẩu hai mặt hàng lúa mì và lúa mạch, có hiệu lực từ ngày 4/7 cho đến ngày 1/7/2023.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khoảng 3% trong phiên 30/6
07:54'
Giá dầu thế giới giảm khoảng 3% trong phiên 30/6 khi OPEC+ khẳng định sẽ chỉ tăng sản lượng trong tháng Tám như đã thông báo trước đó. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung trong tương lai.
-
Hàng hoá
Gạo ST25 của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản
18:55' - 30/06/2022
Ngày 30/6, tại Tokyo, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi tổ chức lễ ra mắt sản phẩm gạo ST25 mang thương hiệu A An mà công ty đã đưa thành công vào thị trường Nhật Bản.
-
Hàng hoá
Chuyến tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời cảng Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột
17:02' - 30/06/2022
Một tàu chở 7.000 tấn ngũ cốc đã rời cảng Berdyansk ở Ukraine đánh dấu chuyến vận chuyển ngũ cốc đầu tiên xuất phát từ cảng này kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống phiên 30/6 trước khi cuộc họp OPEC+ khép lại
16:46' - 30/06/2022
Giá dầu tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động 30/6, khi thị trường chịu áp lực bởi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu và báo cáo cho thấy dự trữ nhiên liệu của Mỹ gia tăng.
-
Hàng hoá
OPEC+ có thể không điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng
14:01' - 30/06/2022
Theo giới phân tích, nhiều khả năng OPEC+ sẽ giữ nguyên quyết định tăng sản lượng như cuộc họp đầu tháng 6, dù chịu sức ép trong việc tăng sản lượng mạnh hơn.
-
Hàng hoá
Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá lần thứ 3 trong năm 2022
13:02' - 30/06/2022
Năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu sản phẩm tại siêu thị Tp. Hồ Chí Minh
12:03' - 30/06/2022
Đắk Nông và Hậu Giang và Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình kết nối giao thương đưa các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Đắk Nông và Hậu Giang vào tiêu thụ tại các siêu thị Tp. Hồ Chí Minh.