Thái Lan cần “đại tu” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC) Danucha Pichayanan nhận định Thái Lan đang rất cần một cuộc đại tu lớn trong giai đoạn hậu COVID-19 với trọng tâm là thu hẹp chênh lệch kinh tế cũng như đầu tư vào công nghệ tiên tiến và bảo tồn môi trường.
Người đứng đầu cơ quan lên kế hoạch của Thái Lan trên cho rằng các xu hướng toàn cầu dự kiến sẽ dẫn đến sự phát triển kỹ thuật số và công nghệ mang tính đột phá, biến đổi khí hậu, thay đổi cách sống và một xã hội già hóa.
Tờ Bangkok Post ngày 28/5 dẫn lời ông Danucha nói rằng Thái Lan từ lâu đã gặp phải các vấn đề về cơ cấu, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo vẫn dựa trên sản xuất thông thường hoặc công nghệ thông thường. Nếu không có bất kỳ sự tái cơ cấu nào, Thái Lan sẽ tụt hậu so với các nước láng giềng vì nhiều nước đã bắt đầu tái cơ cấu.
Theo ông Danucha, Thái Lan cần đẩy mạnh việc tạo cơ hội cho người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng tiếp cận công nghệ đồng thời đưa ra các chính sách quản lý môi trường và chống biến đổi khí hậu tốt hơn cũng như hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế sinh học, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh, qua đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của Thái Lan về lâu dài.
Ông Danucha cho rằng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng cần được củng cố và thúc đẩy để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng một khi được thành lập sẽ là công cụ để giải quyết sự chênh lệch xã hội và thu nhập.
Thái Lan cũng rất cần tăng tốc phát triển nguồn nhân lực trong khi các dịch vụ của chính phủ cũng cần được cải thiện để theo kịp nhu cầu và xu hướng của khu vực tư nhân.
Người đứng đầu NESDC nhận xét trong ngắn hạn, nền kinh tế Thái Lan sẽ phục hồi vì sẽ được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng trong nước. Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch cho các biện pháp bổ sung để duy trì việc làm và thúc đẩy tiêu dùng trong nước nhằm giúp phục hồi nền kinh tế. Các biện pháp mới sẽ được tài trợ nhờ khoản vay 500 tỷ baht (16 tỷ USD) mới được công bố trên Công báo Hoàng gia.
Tuy nhiên, ông Danucha thừa nhận Thái Lan vẫn đang sa lầy vào các vấn đề trong nước do đại dịch COVID-19, bao gồm tỷ lệ nợ hộ gia đình cao, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn và thanh khoản eo hẹp giữa các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng.
Trước đó, ông Danucha đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan có thể sẽ tăng cao trong năm nay do tác động nghiêm trọng của làn sóng COVID-19 thứ ba. Người lao động trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể bị mất việc nhiều nhất hoặc phải chấp nhận giảm giờ làm do các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch kể từ năm ngoái.
Trong khi đó, cũng có lo ngại rằng khoảng cách về đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan giữa các tỉnh phụ thuộc vào du lịch và các tỉnh phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ ngày càng rộng hơn trong thời kỳ hậu đại dịch.
Chuyên gia cao cấp về chính sách kinh tế vĩ mô thuộc Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO) Pongnakorn Pochakorn cho biết ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, đã có sự chênh lệch rất lớn về đóng góp vào GDP giữa hai nhóm tỉnh nói trên.
Có 15 tỉnh chiếm 70% GDP của cả nước là Bangkok và 5 tỉnh xung quanh (Samut Prakarn, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, Nonthaburi và Pathum Thani) cùng với Chonburi, Rayong, Chachoengsao, Phuket, Songkhla, Surat Thani, Chiang Mai, Nakhon Ratchasima và Khon Khaen, trong khi 62 tỉnh còn lại chỉ tạo ra 30% GDP của cả nước.
Động lực tăng trưởng chính của 15 tỉnh nói trên là các lĩnh vực du lịch và sản xuất. Lĩnh vực du lịch tại 15 tỉnh này chiếm 88% tổng doanh thu du lịch của cả nước, lĩnh vực sản xuất chiếm 72% tổng doanh thu sản xuất của cả nước, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 22% tổng doanh thu nông nghiệp của cả nước và thương mại chiếm 77% tổng doanh thu thương mại của cả nước.
Tại 62 tỉnh còn lại, lĩnh vực du lịch chiếm 12% tổng doanh thu du lịch của cả nước, lĩnh vực sản xuất chiếm 28% tổng doanh thu sản xuất của cả nước, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 78% tổng doanh thu nông nghiệp của cả nước và thương mại chiếm 23% doanh thu thương mại của đất nước.
Ông Pongnakorn tin rằng một khi tình hình dịch bệnh được cải thiện và Thái Lan mở cửa trở lại, kinh tế của 15 tỉnh phụ thuộc vào du lịch sẽ khởi sắc nhanh hơn 62 tỉnh còn lại, mặc dù các tỉnh phụ thuộc vào du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.
Khoảng cách đóng góp GDP giữa các nhóm này sẽ không lớn nếu 62 tỉnh còn lại có thể thúc đẩy năng suất bằng cách tận dụng các biện pháp cứu trợ COVID-19 do chính phủ đưa ra./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan sẽ vay thêm 16 tỷ USD để ứng phó với dịch COVID-19
09:37' - 26/05/2021
Các khoản vay này nhằm hỗ trợ và bồi thường cho những người thuộc mọi ngành nghề bị ảnh hưởng bởi làn sóng đại dịch COVID-19 thứ ba.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 23%
07:10' - 10/05/2021
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong quý I/2021 đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1,13 triệu tấn, do giá gạo của nước này cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Các công ty lữ hành Thái Lan mở tour "du lịch vaccine"
20:30' - 05/05/2021
Các đại lý du lịch Thái Lan chào bán các tour du lịch nước ngoài để tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.