Thế giới chưa cần phải lo ngại vấn đề lạm phát

05:30' - 10/06/2020
BNEWS Thế giới chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng các ngân hàng trung ương đẩy ra nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn như bây giờ.
Trụ sở Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington D.C., ngày 21/5/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Việc in tiền đã tài trợ cho phần lớn các khoản chi tiêu khẩn cấp nhằm giúp các nền kinh tế vượt qua đại dịch, đồng thời giúp chống đỡ các thị trường tài sản. Theo tạp chí Economist của Anh, các biện pháp kích thích tiền tệ này khó có thể châm ngòi cho những làn sóng giá cả tăng khi thị trường lao động vẫn suy yếu.

Trong ba tháng qua, trong khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng cường mua tài sản bằng những đồng tiền mới thì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng mở rộng chương trình mua trái phiếu khẩn cấp lớn hơn quy mô dự kiến ban đầu là 750 tỷ euro (830 tỷ USD).

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng cường mua cổ phần và có thể sớm sở hữu trên 20% cổ phẩn nhiều công ty lớn của nước này

Việc in tiền đã tài trợ cho phần lớn các khoản chi tiêu khẩn cấp nhằm giúp các nền kinh tế vượt qua đại dịch, đồng thời giúp chống đỡ các thị trường tài sản. Theo tạp chí Economist của Anh, các biện pháp kích thích tiền tệ này khó có thể châm ngòi cho những làn sóng giá cả tăng khi thị trường lao động vẫn suy yếu. 

Việc đẩy quá nhiều tiền ra ngoài thị trường sẽ gây ra những lo ngại về lạm phát, vốn là hệ quả của việc có quá nhiều tiền để mua một lượng hàng hóa và dịch vụ quá ít. Tất cả là do đại dịch đã kiềm chế sản xuất, ít nhất là tạm thời, thông qua việc khiến các nhà máy và cửa hàng phải đóng cửa và hạn chế thương mại toàn cầu.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư và nhà kinh tế đã dự đoán lạm phát sẽ gia tăng. 

Những dự báo tương tự sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, khi các bảng kế toán của các ngân hàng trung ương cũng phình to, đã chứng minh điều này hoàn toàn sai. Giờ đây, trái ngược với thời kỳ đó, phần lớn những gói kích thích hiện nay đi đến điểm cuối cùng là tài khoản ngân hàng của các hộ gia đình.

Ví dụ, trong tháng Tư, tổng thu nhập của người Mỹ tăng 11% nhờ những hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ, và gián tiếp là từ Cục dự trữ ngân hàng trung ương (Fed), dù tiền lương nói chung giảm 8% khi 20,5 triệu lao động mất việc. Tiền trong túi người tiêu dùng nhiều hơn, theo logic diều hâu, có nghĩa là lần này sẽ khác và lạm phát nhiều khả năng xảy ra.

Tuy nhiên không phải vậy, có nhiều lý do cho thấy những dự đoán này sẽ sai một lần nữa. Ngay cả khi tính đến việc giá dầu giảm, lạm phát vẫn giảm mạnh ở gần như tất cả các nơi do các hộ gia đình đang cắt giảm tiêu dùng và tiết kiệm nhiều hơn. Một phần do hoàn cảnh bắt buộc, rất khó để chi tiêu khi các cửa hàng đóng cửa.

Tuy nhiên, ngay cả khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, chi tiêu có khả năng vẫn ảm đạm bởi thất nghiệp đang tăng vọt. Công việc bấp bênh trong một thị trường lao động chán nản là lý do để tiết kiệm. Chính phủ không thể bù đắp cho thu nhập bị mất một cách vô thời hạn. Nhiều chính phủ đã và đang tìm cách giảm bớt sự hỗ trợ để người dân quay trở lại làm việc.

Do đó, rủi ro trước mắt không phải là lạm phát quá cao, mà là lạm phát quá ít, trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm và đang phải tái cơ cấu. Nhiều công ty sẽ ra khỏi thời kỳ phong tỏa với các khoản nợ lớn. Nhiều công nhân có thể phải chuyển từ ngành này sang ngành khác.

Trong một môi trường như vậy, mối nguy hiểm chính sẽ là việc các nhà hoạch định chính sách rút các gói kích thích quá sớm.

Đó chính là điều đã xảy ra năm 2011, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi ECB tăng lãi suất. Các thị trường tài chính dường như tin chắc rằng kích thích như vậy là không hiệu quả. Kỳ vọng lạm phát của các thị trường cho thấy Fed, ECB và BoJ sẽ không đạt được các mục tiêu trung bình trong thập kỷ tới.

Ngay cả thị trường chứng khoán có xu hướng lên giá của Mỹ cũng đang ủng hộ việc các công ty phát triển mạnh trong môi trường lạm phát thấp.

Chỉ sau khi các nền kinh tế và thị trường việc làm được chữa lành thì việc lạm phát gia tăng mới trở thành một rủi ro. Các chính phủ sẽ ra khỏi đại dịch với nợ công cao hơn nhiều, và họ có thể buộc phải ép các nhà hoạch định chính sách tiền tệ duy trì lãi suất thấp thay vì tạm dừng.

Ngay cả khi đó, lạm phát sẽ trở thành mối đe dọa chỉ khi những người đứng đầu các ngân hàng trung ương "đầu hàng" trước áp lực đó và bắt đầu mất niềm tin của thị trường. Nói cách khác, sẽ có lúc phải lo lắng, nhưng không phải bây giờ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục