Thiếu vốn, bất động sản tiếp tục bị “trói”
Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.
Báo cáo của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế) cho thấy, ngành bất động sản có tỷ lệ chi phí lãi vay so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ở mức đáng kể với 40,2%. Điều này có nghĩa là khi kinh doanh, doanh nghiệp chịu rủi ro chính nhưng thành quả được hưởng không nhiều; bị xói mòn do chi phí tài chính nên không có tích lũy để tái đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết: Hiện nay, họ chưa tiếp cận được lãi suất thấp, nhất là với các khoản vay cũ. Ngân hàng thương mại đang hạn chế hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng và có xu hướng ưu tiên lựa chọn khách hàng chấp nhận lãi suất cao.
Trong khi đó, bất động sản có đặc thù là ngành cần nguồn vốn lớn trong trung và dài hạn để hoạt động. Đầu tư trong lĩnh vực này cũng chứa không ít rủi ro, khi chi phí vốn quá lớn. Nhất là với bối cảnh “đóng băng” thanh khoản như hiện nay khiến nhiều dự án phải tạm dừng do vướng mắc liên quan đến pháp lý. Điều này càng khiến lượng hàng tồn kho bất động sản tăng cao.
Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận xét: Thời gian qua, rất ít doanh nghiệp bán được hàng để có doanh thu, lợi nhuận. Dòng tiền hoạt động của nhiều doanh nghiệp tiếp tục ở mức thấp. Sự tắc nghẽn về nguồn vốn huy động kết hợp với dòng tiền âm sẽ gia tăng rủi ro chậm trả gốc, lãi của các công ty bất động sản. Cùng đó, các chủ đầu tư không bán được bất động sản, lượng hàng tồn kho rất lớn và đây là vấn đề nghiêm trọng của thị trường.
Bởi, doanh nghiệp bất động sản không bán được sản phẩm thì sẽ không có dòng tiền để tái đầu tư. Trong khi các ngân hàng chủ yếu nhìn vào việc doanh nghiệp có dòng tiền hay không để cho vay. Việc tồn hàng khiến tắc lớn về dòng tiền từ mọi phía như: nhà đầu tư, doanh thu và ngân hàng. Vòng luẩn quẩn thiếu vốn vẫn tiếp tục trói doanh nghiệp chặt thêm.
Để gỡ nút thắt về vốn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu đề nghị: Ngân hàng Nhà nước xem xét hướng dẫn các ngân hàng thương mại về cách hiểu và vận dụng; “nới” điều kiện vay vốn để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay.
Ông Châu dẫn chứng: Các điều kiện vay vốn tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng được giữ nguyên từ năm 2016 đến nay cho thấy tính hợp lý và ổn định của quy phạm pháp luật. Nhưng trên thực tế, cách hiểu và thực hiện của các ngân hàng thương mại lại khác nhau về việc áp dụng các “điều kiện vay vốn”.
Vì vậy, HoREA cho rằng, cần thiết phải đổi mới cách hiểu, vận dụng thực hiện của ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng “nới” hơn một chút về điều kiện vay vốn. Từ đó, hỗ trợ và tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn khó khăn như hiện nay.
Bởi, để vay được tín dụng từ các ngân hàng thương mại, chủ đầu tư hiện nay phải cung cấp nhiều văn bản để chứng minh tính hợp pháp của dự án như: quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án; quyết định giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư dự án; giấy phép xây dựng của dự án; văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; tài sản bảo đảm cho khoản vay và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án cấp cho chủ đầu tư...
Tuy nhiên, trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay, ông Châu cho rằng, nhiều thủ tục chứng minh là không cần thiết. Cụ thể, không nên yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án, trừ trường hợp chủ đầu tư tự mình cung cấp để chứng minh năng lực hoặc để làm tài sản thế chấp.
“Ngoài ra, nếu dự án đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thì Ngân hàng Nhà nước nên đề nghị ngân hàng thương mại có thể cho chủ đầu tư được vay tín dụng “để bù đắp tài chính” với khoản vay không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với dự án đã có giấy phép xây dựng và khởi công thì ngân hàng thương mại có thể xem xét cho chủ đầu tư được vay tín dụng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh với khoản vay không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án” – ông Châu đề xuất.
Các chuyên gia ghi nhận: Khó khăn đã được nhận diện và chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt những chính sách mới đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý những vấn đề nội tại. Điển hình như việc xây dựng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, chính sách liên quan đến thủ tục hành chính, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục có các Thông tư mở ra cơ chế để doanh nghiệp có thể giãn, hoãn nợ; đặc biệt là chính sách cho phép doanh nghiệp kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu ít nhất đến năm 2024.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang cần trợ giúp nhiều hơn thế vì từ đầu năm 2023 đến nay vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản phá sản, rời khỏi thị trường; doanh nghiệp ở lại thì cũng lao đao.
Cho dù áp lực nợ gốc, lãi vay được đẩy lùi từ năm nay sang năm sau nhưng trong tình trạng doanh nghiệp không có nhiều nguồn thu, thậm chí không có nguồn thu để bù đắp thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong thời gian tới để thị trường bất động sản “ấm” trở lại vào năm 2024.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào bất động sản
14:28' - 01/12/2023
Trong 11 tháng, kinh doanh bất động sản tiếp tục bám trụ ở vị trí thứ 2 về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư rót vào lĩnh vực này, đạt hơn 2,87 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng vốn đầu tư đăng ký.
-
Bất động sản
Kỳ vọng phục hồi thị trường căn hộ chung cư
15:48' - 30/11/2023
Trong khi nhiều phân khúc đang chật vật thanh khoản thì căn hộ chung cư là loại hình điểm sáng kéo thị trường bất động sản đi lên.
-
Bất động sản
Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản
14:23' - 30/11/2023
Sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Nhật Bản: Thiếu hụt lao động kìm hãm ngành bất động sản đang bùng nổ
07:30' - 01/07/2025
Tình trạng thiếu hụt lao động đang đe dọa làm suy yếu ngành phát triển bất động sản đang bùng nổ của Nhật Bản.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
15:15' - 30/06/2025
Tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm, nhất là khi dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này cũng tăng mạnh.
-
Bất động sản
Sức bật cho bất động sản vào chu kỳ mới
09:44' - 29/06/2025
Việc cho thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp khoảng 900 dự án bất động sản trên cả nước được triển khai.
-
Bất động sản
Sống thời thượng giữa lòng đô thị biển Bình Sơn
20:32' - 28/06/2025
Chiều tối 28/6, Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings tổ chức lễ bàn giao những căn shophouse (nhà phố thương mại) đầu tiên tại dự án Khu đô thị biển Bình Sơn (Bình Sơn Ocean Park - Khu K2).
-
Bất động sản
Các thương hiệu bán lẻ đi đầu trong định hình lại thị trường
17:11' - 28/06/2025
Công ty Savills Việt Nam nhận định, nếu như trước đây dòng vốn là “làn sóng đầu tiên” tạo lực đẩy cho bán lẻ, thì hiện nay, chính thương hiệu bán lẻ mới là những người đi đầu định hình lại thị trường.
-
Bất động sản
Nhiều dự án quan trọng của Novaland được tháo gỡ về pháp lý
13:24' - 28/06/2025
Nhiều dự án của Tập đoàn Novaland tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Thuận đã được tháo gỡ khó khăn về pháp lý.
-
Bất động sản
Giao đất cho địa phương và doanh nghiệp triển khai hàng loạt dự án
20:18' - 26/06/2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất cho UBND các quận, huyện và doanh nghiệp để triển khai hàng loạt dự án.
-
Bất động sản
Hoàn thiện dữ liệu đất đai sau hợp nhất: Đảm bảo cả chất lượng và tiến độ
15:38' - 26/06/2025
Hợp nhất các đơn vị hành chính đặt ra yêu cầu cao đối với việc cập nhật và xây dựng dữ liệu đất đai. Đây là nền tảng quan trọng, liên thông thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.
-
Bất động sản
Phú Yên thí điểm 2 dự án nhà ở theo cơ chế đặc thù
14:12' - 26/06/2025
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 17 khu đất do 11 chủ đầu tư đề xuất thực hiện thí điểm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.