Thỏa thuận đình chiến Mỹ-Trung trong mắt báo giới nước ngoài
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi (G20) vừa diễn ra tại Buenos Aires, Argentina, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí về một thỏa thuận đình chiến thương mại giữa hai nền kinh tế trong vòng 90 ngày.
Nhưng có rất ít đảm bảo rằng thái độ thù địch giữa hai bên sẽ không tiếp diễn sau đó. Hai bên tạm thời nhất trí về việc Mỹ đồng ý không tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ 10% lên 25% vào ngày 1/1/2019, động thái này cũng sẽ chấm dứt các đòn trả đũa từ Trung Quốc.
Các mức thuế Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục và đe dọa sẽ còn tăng cao không được rút lại mà chỉ rơi vào trạng thái tạm dừng. Hơn nữa, các điều khoản trong thỏa thuận giữa hai bên thiếu chi tiết và không rõ ràng với việc mỗi bên tuyên bố một cách khác nhau về những gì đã đạt được. Lấy ví dụ, theo phía Mỹ, Trung Quốc đã đồng ý mua một số lượng lớn hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng của Mỹ.
Nhưng tuyên bố của Trung Quốc không đưa giá trị đồng USD vào các giao dịch mua hàng được dự kiến. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa “theo nhu cầu của thị trường nội địa và nhu cầu của người dân bao gồm cả hàng hóa có thể bán được từ Mỹ.”
Ông Trump đã tuyên bố trên mạng xã hội Twitter rằng Bắc Kinh đồng ý giảm và loại bỏ thuế đối với mặt hàng ô tô xuất khẩu từ Mỹ. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào về những cam kết như vậy được mỗi nước chính thức đưa ra.
Ngày 4/12, chính ông Trump đã bày tỏ nghi ngờ về hiệu lực của thỏa thuận và đe dọa tiếp tục áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trên trang Twitter của mình, Tổng thống Trump viết “vào đầu tháng 3 tới, chúng ta có thể nhìn thấy một thỏa thuận thực sự với Trung Quốc diễn ra, nếu không, nên nhớ tôi là một người đàn ông thuế quan”.
Các thị trường tài chính nhanh chóng chịu ảnh hưởng. Sau khi tăng điểm hôm 3/12, chỉ số Dow Jones lập tức mất 800 điểm (tương đương 3,1%) vào ngày 4/12. Các thị trường tài chính châu Âu và châu Á cũng chịu ảnh hưởng ngay sau đó. Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của Mỹ sang Trung Quốc bao gồm Boeing và Caterpillar cũng như các hãng sản xuất ô tô của Mỹ cũng giảm mạnh.
Các thị trường trên thế giới có lý do chính đáng để nghi ngại về thỏa thuận đình chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể kéo dài hoặc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Quan điểm đàm phán của hai nước là khác xa nhau.
Một số tiếng nói trong nội bộ Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện những thay đổi lớn trong cơ cấu nền kinh tế của nước này, mở rộng cải cách nền kinh tế do nhà nước điều tiết mà Trung Quốc đang tiến hành. Điều này dường như là không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc và nếu có thì cũng phải mất rất nhiều thời gian.
Điều tốt nhất mà thế giới trông đợi hiện nay là trong vòng 90 ngày tới, Trung Quốc và Mỹ cùng nhau làm việc, nỗ lực thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin để hướng tới một thỏa thuận thương mại rộng rãi, dần dần xoa dịu căng thẳng thay vì khăng khăng đòi hỏi những thay đổi lớn trong một sớm một chiều./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Google chưa có kế hoạch mở lại công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc
11:57' - 12/12/2018
Google chưa có kế hoạch mở lại công cụ tìm kiếm trực tuyến ở Trung Quốc, dù “đại gia” ngành công nghệ này vẫn đang nghiên cứu khả năng nêu trên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Các đối thoại đang diễn ra với Trung Quốc rất hữu ích
07:49' - 12/12/2018
Ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lạc quan về những các cuộc trao đổi với Trung Quốc, trong bối cảnh hai nước thảo luận về một lộ trình cho giai đoạn đàm phán thương mại tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Huawei thống lĩnh thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc như thế nào?
07:30' - 12/12/2018
Huawei là hãng thống lĩnh thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc với 27,3% thị phần trong quý II/2018.
-
Chuyển động DN
Viễn thông Nhật đồng loạt từ chối sản phẩm Trung Quốc
13:56' - 11/12/2018
Ba hãng viễn thông lớn nhất Nhật Bản là NTT Docomo, KDDI và Softbank đã quyết định không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc dùng cho các trạm thu phát sóng mạng 5G sắp được triển khai tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc muốn hợp tác bình đẳng với Đức
08:38' - 11/12/2018
Theo Tân Hoa xã, ngày 10/12, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeierđang thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Chưa quốc gia nào có vấn đề an ninh với Huawei
15:54' - 10/12/2018
Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chưa ghi nhận bất kỳ quốc gia nào gặp vấn đề an ninh với Tập đoàn viễn thông Huawei.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.