Tìm hướng đi mới trong xu thế phát triển bền vững
Nếu không có biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12%-14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050, tăng gấp 3 lần con số 3,2% GDP vào năm 2020 (khoảng 10 tỷ USD). Đây là thông tin được các chuyên gia cho biết tại Hội nghị phát triển bền vững 2024, với chủ đề "Nền kinh tế mới" do Forbes Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9/4.
Cùng với Chính phủ các nước, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu Net Zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050 nhằm giảm phát thải khí nhà kính, ngăn sự nóng lên toàn cầu. Việt Nam cũng thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn với chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tổ chức cuối năm 2023, các quốc gia tham dự; trong đó có Việt Nam đã đạt được thỏa thuận lịch sử chuẩn bị kết thúc kỷ nguyên sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo lộ trình, các nền kinh tế bắt đầu khởi động giai đoạn chuyển đổi công bằng sang các loại năng lượng mới thân thiện với môi trường. Nỗ lực toàn cầu này hướng tới mục tiêu kiềm chế sự nóng lên của trái đất dưới 1,5 độ C, dẫn đến các biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường không thể đảo ngược. Liên quan đến phát triển bền vững, bà Phạm Thị Bích Liên, Trưởng phòng vận hành tiếp thị và phát triển bền vững, Home Credit Việt Nam cho biết, tài chính xanh là khái niệm khá phổ biến trong những năm gần đây và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững. Doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể hướng đến phát triển bền vững bằng hành động trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong xu hướng hiện nay, doanh nghiệp tập trung chuyển đổi số, giảm tiêu thụ năng lượng… để thúc đẩy lối sống xanh, thân thiện môi trường… Ngoài ra, cân bằng giữa giá trị ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn trong tương lai đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải quyết tâm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững như nâng cao nhận thức, minh bạch thông tin và đưa phát triển bền vững trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển. Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Ngân hàng phát triển châu Á cho rằng, để duy trì và cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế thì không còn cách nào khác là phải phát triển bền vững và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, phát triển carbon thấp không còn là sự lựa chọn mà là yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thu hút FDI…Thách thức đối với Việt Nam là duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhưng phải giữ và giảm mức phát thải carbon, trong khi những nỗ lực của của Chính phủ để hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050 vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, Việt Nam cần có cơ chế chính sách thúc đẩy tài chính xanh, nông nghiệp phát triển bền vững và quản lý rừng, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh, mở rộng hợp tác quốc tế…
Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển carbon thấp nằm ở trong một số lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp xây dựng xanh, nông nghiệp – nuôi trồng thủy sản, giao thông đô thị… Ngoài ra, với hơn 100 triệu dân số, nhóm thu nhập trung bình đang tăng cao, hướng đến nền kinh tế xanh… thì cần có giải pháp tác động lên thị trường tiêu dùng.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch Công ty cổ phần dệt may, đầu tư, thương mại Thành Công chia sẻ, dệt may là một trong những lĩnh vực có tác động đến môi trường, nên doanh nghiệp luôn đưa ra cam kết phát triển bền vững hàng năm như xử lý nước thải, nguồn thải, hóa chất, chuyển dần sử dụng năng lượng thân thiện môi trường… Mỗi tháng, doanh nghiệp cũng cập nhật số liệu trên website công ty để minh bạch thông tin đến đối tác, khách hàng... Những năm gần đây, yêu cầu từ khách hàng về phát triển bền vững, nhất là ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cũng tạo áp lực không nhỏ đối với doanh nghiệp dệt may và ngành hành. Chính vì vậy, doanh nghiệp không thể tự làm một mình mà cần sự đồng hành cùng đối tác, nhà cung cấp, người tiêu dùng để đạt được những mục tiêu trong cả chuỗi cung ứng.Đối với vấn đề phát triển bền vững thì hầu hết những đơn vị tham gia chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh đều nhận thức được, nhưng để thực hiện thì gặp phải không ít thách thức, nhất là tài chính. Còn khách hàng thì vừa đòi hỏi sản phẩm xanh – sạch hơn, vừa đảm bảo giá thành phải cạnh tranh, nên đây là bài toán khó giải của doanh nghiệp trong cân đối hài hòa chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tương tự, ông Joseph Low, Chủ tịch, Khối Bất động sản, Tập đoàn Keppel tại Việt Nam chỉ ra rằng, phát triển bền vững là một trong những trụ cột trọng tâm của lĩnh vực bất động, do đó doanh nghiệp đã và đang đặt ra những mục tiêu cụ thể trong giảm sử dụng năng lượng, lượng nước tiêu dùng, tăng nguyên liệu xanh... Doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh phát triển bền vững từ năm 2019 đến nay, với nhiều chứng nhận xây dựng xanh và cho các dự án của công ty.
Bức tranh phát triển bền vững cần hệ sinh thái và toàn chuỗi cung ứng tham gia với những cam kết, giải pháp mang tính thiết thực với sự đo lường thống kê trên cơ sở số liệu mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, Việt Nam muốn phát triển bền vững nền kinh tế phải sự chung tay của hệ thống từ cơ chế chính sách của Chính phủ, bộ ngành… đến địa phương, doanh nghiệp, người dân.- Từ khóa :
- Việt Nam
- kinh tế Việt Nam
- nguyên liệu xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương hợp tác với Vương Quốc Anh thúc đẩy năng lượng xanh
18:29' - 09/04/2024
Chiều 9/4, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị về năng lượng xanh.
-
Tài chính
Phát triển thị trường tài chính xanh
09:54' - 06/04/2024
Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực.
-
Hàng hoá
Livestream quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh
16:02' - 04/04/2024
Sáng 4/4, phiên livestream quảng bá các sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm OCOP, điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã được tổ chức.
-
Bất động sản
Vay thế chấp xanh - lối ra cho thị trường bất động sản
07:37' - 04/04/2024
Ngân hàng Tiết kiệm (Sberbank) - ngân hàng lớn nhất của Nga đã bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký chương trình vay tiền mua căn hộ ở các tòa nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng xanh - “Vay thế chấp xanh”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa
20:48'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
20:47'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần phải đặt môi trường vào vị trí trung tâm để phát triển bền vững
16:22'
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
VinaCapital: Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025
14:35'
Sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, nhưng dự kiến sẽ chậm lại trong năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”
13:52'
Tất cả bộ, địa phương phải tinh gọn tổ chức bên trong của mình để giảm tối thiểu 15% – 20% đầu mối. Cá biệt, có những đơn vị Chính phủ yêu cầu phải tinh gọn đến 40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
13:24'
Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
09:05'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vị thế mới của nông lâm thủy sản Việt trên bản đồ thế giới
08:48'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD; giá trị xuất siêu cũng đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53% đã đánh dấu mốc phát triển mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương công bố quyết định công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại III
22:38' - 20/12/2024
Tối 20/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại 3 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.