Tốc độ tăng trưởng GDP - thước đo sắp lỗi thời tại Canada?
Hồi năm 1968, ông Robert F. Kennedy, ở thời điểm đó là ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đã có bài phát biểu nổi tiếng về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó đánh giá GDP đo lường được mọi thứ, nhưng lại không khiến cuộc sống trở nên giá trị hơn.
Mặc dù một số học giả cũng đã đề cập đến những hạn chế của GDP trong vai trò của một thước đo về cuộc sống tốt đẹp-thịnh vượng của nhân loại, nhưng hầu hết các nước và các chính trị gia vẫn gắn tăng trưởng GDP như một chỉ số hàng đầu của sự tiến bộ.
Dường như đang có sự thay đổi trong nhận thức về GDP tại Canada. Những thông tin mới đây cho thấy Chính phủ Canada đang cân nhắc “trình làng” một ngân sách tập trung vào các chỉ số mới thể hiện sự tiến bộ, chẳng hạn như chỉ số hạnh phúc và chỉ số hài lòng về cuộc sống.
Nếu chính phủ đảng Tự do chú trọng các chỉ số mới này, đây sẽ là cột mốc ghi dấu sự các biệt với các kế hoạch ngân sách trước đó, vốn tập trung nhiều vào các thước đo kinh tế truyền thống như tốc độ tăng trưởng GDP để thể hiện sự phát triển của Canada.
Thước đo GDP được sử dụng từ những năm 1940, phản ánh quy mô của một nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia theo đuổi tốc độ tăng trưởng GDP như một chỉ tiêu chính sách hàng đầu vì nó thường được đánh đồng với tiến bộ xã hội và sự thịnh vượng.
Một số chuyên gia lâu nay đã chỉ trích việc các chính phủ "đóng đinh" vào tăng trưởng kinh tế và đã đề xuất sử dụng các chỉ số thay thế để phản ánh tốt hơn tiến bộ của xã hội.
Các nước cho đến nay vẫn không hào hứng sử dụng các chỉ số mới, một phần vì các chỉ số này được đánh giá một cách “chủ quan” và khó để định lượng. Tuy nhiên, các chỉ số mới thể hiện sự tiến bộ đã được đề xuất tại một số nước như New Zealand, Phần Lan và Bhutan.
Ngay cả sáng kiến "Beyond GDP" của Ủy ban châu Âu cũng đang khảo sát các chỉ số chú trọng nhiều hơn đến nhân tố môi trường và xã hội.
Trong khi Chính phủ Canada có ý tưởng về định hướng này, thì quan điểm của người dân có ủng hộ sự đổi mới của Ottawa? Kết quả của một nghiên cứu cho thấy gần 43% những người tham khảo sát có thể sẽ ủng hộ một chính trị gia không theo đuổi tăng trưởng kinh tế như một mục tiêu chính sách chủ chốt.
Đáng chú ý, 53% đồng ý rằng một cuộc sống tốt đẹp có thể không song hành cùng xu hướng tăng trưởng kinh tế liên tục. Những con số này cho thấy nhiều người Canada có cái nhìn cởi mở và sẵn lòng ủng hộ các chỉ số mới về sự tiến bộ, tách khỏi tăng trưởng về GDP.
Đặc biệt, 56% số người tham gia khảo sát cho rằng Canada không nên tiếp tục thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nếu điều này để lại hậu quả tiêu cực như ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này khảo sát qua mạng Internet hơn 1.000 người Canada thuộc nhiều độ tuổi, có mức thu nhập và quan điểm chính trị khác nhau.
Kết quả các cuộc khảo sát trước đó cũng cho thấy 60-88% người dân Canada ưu tiên bảo vệ môi trường, ngay cả khi việc này có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy người Canada coi trọng các chỉ tiêu không thuộc nhóm kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu ngày một trầm trọng hơn, tình trạng mất đa dạng sinh học và bất bình đẳng ngày càng lan rộng, thế giới cần đặt dấu hỏi về việc liệu tăng trưởng GDP không hạn định có đem lại sự thịnh vượng thực sự và bền vững hay không.
Trong thời gian qua, Chính phủ Canada đã tập trung hỗ trợ cuộc sống của nhiều hộ gia đình “dễ thở” hơn thông qua việc cắt giảm thuế, kiến tạo thêm việc làm, đảm bảo “chia đều” cơ hội thành công cho mỗi người dân.
Các sáng kiến của Chính phủ đã giúp hơn 1 triệu dân thoát nghèo kể từ năm 2015 đến nay, trong số này có 334.000 trẻ em và 73.000 người cao tuổi. Kết quả điều tra thu nhập của người Canada mới được công bố cho thấy, tỷ lệ người nghèo tại nước này tiếp tục xu hướng giảm.
Tính trên toàn Canada, trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, gần 3,7 triệu hộ gia đình đã nhận được 24 tỷ CAD (17,57 tỷ USD) tiền Phúc lợi Trẻ em Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định Chính phủ còn nhiều việc phải làm cho người dân Canada và “chúng tôi sẽ tiếp tục hành động” để người dân có được cơ hội thực sự và công bằng trên con đường đi đến thành công./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Canada công bố gói ứng phó với COVID-19 trị giá trên 1 tỷ CAD
07:56' - 12/03/2020
Thủ tướng Canada đã công bố gói hỗ trợ trị giá hơn 1 tỷ CAD (trên 700 triệu USD) để giúp hệ thống chăm sóc y tế đối phó với dịch COVID-19 và hỗ trợ người lao động buộc phải cách ly.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Canada lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1987
11:24' - 10/03/2020
Trong phiên giao dịch ngày 9/3, chỉ số chứng khoán chủ chốt của Canada ghi dấu mức giảm mạnh nhất kể từ phiên 19/10/1987 và đồng nội tệ CAD chạm mức "đáy" của gần ba năm qua.
-
Tài chính
Canada sẽ tăng ngân sách dự phòng để đối phó dịch COVID-19
09:51' - 07/03/2020
Ngân sách sắp tới của Chính phủ liên bang sẽ dành ra một khoản dự phòng lớn hơn thông thường để ứng phó với dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Canada hạ lãi suất đối phó với “cú sốc” COVID-19
14:59' - 05/03/2020
Ngân hàng trung ương Canada ngày 4/3 đã quyết định hạ lãi suất chủ chốt từ mức 1,75% xuống 1,25% nhằm đối với “cú sốc lớn” mà dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.