Trung Quốc đang phải "vật lộn" để duy trì đà tăng trưởng
Ngân hàng Pháp Societe Generale dự đoán nền kinh tế Trung Quốc đang “suy giảm kéo dài”. Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh tế thế giới “Mùa hè Davos” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã bác bỏ dự đoán này và cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ ổn định và nửa đầu năm nay vẫn đạt mức tăng trưởng 7%.
Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Societe Generale công bố bản báo cáo vào thời điểm mà các nhà phân tích tại những trung tâm tài chính trên thế giới đang tranh luận xem có thể mong chờ gì từ Trung Quốc. Không thể kỳ vọng nhiều vào triển vọng phát triển của kinh tế Trung Quốc khi đồng NDT bị mất giá hồi tháng Tám.
Theo số liệu của Societe Generale, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang suy giảm mạnh hơn so với những dự đoán trước đây. Societe Generale nhận định sự suy giảm diễn ra dưới áp lực của các khoản nợ, dư thừa công suất sản xuất và nhu cầu đầu tư giảm.
Bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Diễn đàn kinh tế mùa Hè Davos như đang cố gắng xua tan những dự báo tối tăm của các nhà chính trị và tài chính phương Tây. Theo ông Lý Khắc Cường, tình hình kinh tế Trung Quốc vẫn hết sức lạc quan, mặc dù có một số biến động: “Nguy cơ nợ chính phủ là tương đối thấp và việc lo lắng về các khoản nợ của Chính phủ Trung Quốc là không cần thiết”.
Trong nửa đầu năm 2015, Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%, chứng minh vai trò dẫn dắt của nước này trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thủ tướng Trung Quốc cho biết các khoản nợ của chính quyền Trung ương Trung Quốc chiếm gần 20% GDP và 70% các khoản nợ của chính quyền địa phương dưới dạng đầu tư.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 50% GDP Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không hạ giá đồng NDT để hỗ trợ xuất khẩu. Điều này đi ngược lại với cơ cấu chuyển đổi nền kinh tế. Bắc Kinh không mong muốn xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ bởi vì điều này gây tổn hại cho đất nước.
Trung Quốc sẵn sàng mở cửa nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài. Ông Lý Khắc Cường phát biểu: Tăng trưởng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015 vẫn không đổi và duy trì ở mức 7,7% mặc dù hoạt động đầu tư trên toàn thế giới chậm chạp. Nhưng cũng trong lúc đó, Chính quyền Trung Quốc lại triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn cản đà suy giảm của thị trường chứng khoán.
Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trao đổi với Báo “Độc lập”, nhà nghiên cứu của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Yankov Berger cho rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường đã rất bình tĩnh, đặc biệt là trong Diễn đàn, khi nói rằng tất cả mọi việc đều diễn ra bình thường.
Vấn đề là ở chỗ tình hình kinh tế Trung Quốc thực sự đáng lo ngại, nhưng không đến mức tuyệt vọng và hoảng loạn. Các chỉ số quản lý mua sắm tại Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã bộc lộ điều đó. Ông Berger nhấn mạnh: Các chỉ số này cho thấy hoạt động kinh doanh của Trung Quốc vài tháng trở lại đây giảm. Vấn đề là ở chỗ, nước này đang tiến hành chuyển đổi sang mô hình mới.
Quá trình này sẽ gây ra nhiều thiệt hại và tốn kém. Nhưng điều quan trọng nhất là Trung Quốc phải đối mặt với cả những rủi ro ngắn hạn và cả với sự cần thiết trong dài hạn phải thay đổi các biện pháp cải cách. Để loại bỏ hoàn toàn những rủi ro hiện tại, cần tiến hành áp dụng nhiều nguồn lực và bỏ ra nhiều tiền của hơn nữa.
Cũng theo ông Berger, Trung Quốc chuyển từ nền kinh tế định hướng xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa như một động lực tăng trưởng chính. Đồng thời chuyển đổi từ nền kinh tế với ngành công nghiệp đóng vai trò chính - Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới - sang nền kinh tế với ngành dịch vụ đóng vai trò cơ bản để phát triển đất nước.
Ngoài ra còn là các dịch vụ công nghệ cao và sáng tạo. Trong ngắn hạn, tất cả điều này cần được liên kết chặt chẽ với nhau.
Tháng 10/2015 sẽ diễn ra Đại hội Ủy ban trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại hội này sẽ xem xét về nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm mới, cũng như xác định những bước cải cách tiếp theo. Báo “New York Times” khẳng định, để vượt qua những khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, Chính phủ Trung Quốc cần phải chi thêm khoảng 235 tỷ USD để mua lại cổ phiếu và hỗ trợ giá cho thị trường này.
Cùng một lúc, chính quyền vừa tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế việc bán tháo cổ phiếu, vừa bắt giữ nhiều người bị nghi ngờ đầu cơ bất hợp pháp. Đây là những bước đi góp phần khôi phục thị trường.
Quang Vinh (TTXVN tại Moskva)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm kỷ lục
09:41' - 08/09/2015
Tháng 8/2015 cũng là tháng thứ tư liên tiếp dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm và ghi dấu mức thấp nhất kể từ tháng 8/2013.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước thách thức đảo ngược đà giảm tốc của nền kinh tế
11:32' - 28/08/2015
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm 8,3% trong tháng Bảy vừa qua. Có thể nước này sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm nay.
-
Tài chính
Trung Quốc - Khởi nguồn cho những bất ổn tài chính toàn cầu?
16:40' - 25/08/2015
Tại phiên giao dịch ngày 24/8, chỉ số chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Composite) đã giảm mạnh 8,5%. Xu hướng tiêu cực này lan sang các thị trường tài chính trên toàn thế giới.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc trước viễn cảnh ảm đạm
15:27' - 25/08/2015
Các nhà phân tích cho rằng xu hướng giảm điểm sẽ còn tiếp diễn khi thị trường chứng khoán toàn cầu xuống dốc, đang tác động trở lại Trung Quốc trong một vòng luẩn quẩn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế
15:51' - 20/08/2015
Trung Quốc đã bơm gần 100 tỷ USD từ kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của họ vào hai ngân hàng chính sách. Đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29' - 26/04/2025
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50' - 26/04/2025
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55' - 26/04/2025
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.