Trung Quốc gia tăng nguy cơ rơi vào giảm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 1/2016 đã chạm mức cao nhất của 5 tháng trong bối cảnh giá thực phẩm tăng cao.
Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này lại giảm trong tháng thứ 47 liên tiếp, do giá dầu lao dốc và nhu cầu yếu, qua đó làm gia tăng những quan ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào giảm phát.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), CPI trong tháng Một của nước này đã tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2015, so với mức 1,6% được ghi nhận trong tháng trước đó.
Tuy nhiên, diễn biến này không phản ánh một sự khởi sắc rõ rệt nào trong hoạt động kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc mà là kết quả của việc giá thực phẩm đã tăng 4,1% (số liệu đã điều chỉnh theo mùa vụ) trong tháng đầu tiên của năm 2016, khoảng thời gian ngay trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán.
Số liệu từ NBS cho thấy chỉ số lạm phát của các mặt hàng phi lương thực trong tháng 1/2016 chỉ tăng nhẹ 1,2%. Bên cạnh đó, NBS cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy các công ty của Trung Quốc, nhất là công ty trong lĩnh vực khai thác mỏ, cũng đang gặp nhiều khó khăn với nhu cầu đình trệ, trong lúc tính chất cạnh tranh khốc liệt đang buộc họ phải cắt giảm giá bán. Trong khi CPI tăng thì PPI lại giảm. Chỉ số giá sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 5,3% trong tháng 1/2016 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này là thấp hơn so với mức dự báo -5,4% và mức -5,9% được ghi nhận trong tháng 12/2015.Các nhà sản xuất của Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng giá bán giảm trong năm thứ tư liên tiếp do chịu ảnh hưởng từ giá dầu lao dốc, nhu cầu nội địa và xuất khẩu yếu cùng tình trạng dư thừa nguồn cung trong các lĩnh vực như thép và năng lượng. Theo thống kê, lợi nhuận trong các ngành công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tháng thứ bảy liên tiếp trong tháng 12/2015.
Theo giới đầu tư, Bắc Kinh và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) cần phải triển khai thêm các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong năm nay. Ngân hàng Nomura ước tính PBoC sẽ phải cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng tổng cộng bốn lần trong năm nay, mỗi lần 50 điểm cơ bản, và hạ lãi suất hai lần.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Trung Quốc khẳng định không bán phá giá thép
20:27' - 18/02/2016
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết các nhà sản xuất thép của nước này không liên quan tới tình trạng bán phá giá lượng thép dư thừa sang thị trường Liên minh châu Âu (EU).
-
Tài chính & Ngân hàng
" Mở van" tín dụng - rủi ro tiềm ẩn của các ngân hàng Trung Quốc
11:36' - 18/02/2016
Quan tâm đến tình trạng gia tăng tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp có bài viết “Sự gia tăng đáng ngại các rủi ro ngân hàng tại Trung Quốc”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không có dấu hiệu rút vốn ra khỏi thị trường
20:55' - 17/02/2016
Trung Quốc không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về tình trạng các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường nước này, cũng như không có cơ sở cho sự tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ (NDT).
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc trì trệ là “tin xấu” với Australia
20:25' - 14/02/2016
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã tụt xuống mức thấp nhất trong 25 năm, làm dấy lên quan ngại ngày càng tăng ở những nước thịnh vượng nhờ nền kinh tế bùng nổ của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc khởi động năm 2016 không suôn sẻ
13:27' - 14/02/2016
Kinh tế Trung Quốc đã khởi đầu năm 2016 không suôn sẻ, khi đối mặt với làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33'
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.