Trung Quốc tăng cường hợp tác với Qatar bất chấp khủng hoảng vùng Vịnh
Tạp chí Diplomat gần đây có bài phân tích về Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh với Qatar của tác giả Samuel Ramani, nhà báo và cộng tác viên của tờ Washington Post và Huffington Post.
Trong bối cảnh quan hệ lạnh nhạt giữa Qatar và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) khác, Trung Quốc vẫn mở rộng hợp tác chống khủng bố với Qatar.
Từ Hội nghị Interpol được tổ chức ở Bắc Kinh (26/9), hai nước đã thảo luận về hợp tác chống khủng bố. Sau đó, hai Bộ trưởng Công an đã ký kết thỏa thuận chính thức hóa các nỗ lực chung giữa Doha và Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc cấp tiền cho các tổ chức khủng bố, tăng cường hợp tác Qatar - Trung Quốc chống khủng bố ở khu vực Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương.
Quyết định nâng cấp quan hệ đối tác về an ninh với Qatar trong giai đoạn bất ổn ở vùng Vịnh hiện nay là do 4 nhân tố chiến lược:
Thứ nhất, Trung Quốc coi Qatar là điểm đến hấp dẫn cho hàng xuất khẩu công nghệ quân sự, mặc dù Qatar chưa mua hệ thống tên lửa nào từ Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Qatar công khai kêu gọi mở rộng quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Doha. Do Trung Quốc là nước nhập khẩu chính sản phẩm khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Qatar nên Trung Quốc muốn cải thiện cán cân thương mại với Qatar thông qua việc mua bán kỹ thuật quân sự.
Việc Mỹ đang cố gắng giành vị trí đứng đầu của Qatar trong việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Trung Quốc có thể sẽ thuyết phục được Doha chấp nhận áp lực từ Trung Quốc và làm tăng thêm quan hệ quân sự song phương với hy vọng cạnh tranh với Mỹ.
Qatar có thể mua vũ khí “tàng hình” của Trung Quốc để cân bằng với việc Bắc Kinh triển khai sản xuất máy bay không người lái tại Saudi Arabia vào tháng 3/2017.
Trong khi nhiều nước chỉ trích việc Qatar chuyển vũ khí cho lực lượng Hồi giáo đối lập ở Libya và Syria, cách tiếp cận không can thiệp của Trung Quốc đối với việc buôn bán vũ khí khiến cho Bắc Kinh trở thành một đối tác an ninh hấp dẫn của Qatar trong thời kỳ bị cô lập kinh tế chưa từng có như hiện nay.
Thứ hai, Trung Quốc có sự tương đồng về các tiêu chuẩn với Qatar trong lĩnh vực an ninh. Qatar là nước Arập duy nhất muốn đàm phán với các phần tử Hồi giáo phi nhà nước mà không cần điều kiện tiên quyết nào. Trung Quốc tin rằng thúc đẩy đối thoại ngoại giao với tất cả các bên giúp giải quyết vấn đề an ninh quốc tế. Do đó, Trung Quốc coi Qatar là đối tác tiềm năng trong thế giới Arập.
Sự hòa hợp về tiêu chí ngoại giao giữa Trung Quốc và Qatar thể hiện rõ nhất khi hai nước phản ứng trước khủng hoảng ở Palestine và Afghanistan.Từ khi nhóm Hamas tổ chức bầu cử ở dải Gaza năm 2006, Trung Quốc đã không coi nhóm này là tổ chức khủng bố mà có thể trở thành đại diện hợp pháp cho người dân Palestine.
Qatar cũng có lập trường tương tự với Trung Quốc. Điểm tương đồng trong lập trường giữa Qatar và Trung Quốc còn được thể hiện trong cách tiếp cận vấn đề Afghanistan. Những năm gần đây, Bắc Kinh đã nổi lên là nước ủng hộ lớn nhất đối với giải pháp hòa giải chính trị giữa chính quyền Afghan và Taliban. Trung Quốc coi việc Taliban được mở văn phòng ở Doha năm 2013 là một tiến triển tích cực.
Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc tin rằng tăng cường hợp tác chống khủng bố với Qatar sẽ khiến Doha ra tay ngăn chặn các đồng minh Hồi giáo của mình, giảm thiểu sự đe dọa an ninh đối với khu vực Tân Cương. Mặc dù Qatar chưa được coi là có liên hệ trực tiếp với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương, nhưng Bắc Kinh vẫn thận trọng với sự liên hệ của Doha với các phong trào Hồi giáo dòng Sunni ở Syria và Iraq.
Mặc dù Bắc Kinh đã từng bày tỏ quan ngại về mối liên hệ giữ Doha với các phong trào Hồi giáo trong “Mùa xuân Ảrập”, lập trường không can thiệp của Bắc Kinh đảm bảo rằng Trung Quốc có thể chấp nhận tiếp xúc với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở mức độ cao hơn so với các cường quốc khác.
Thứ tư, quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Qatar sẽ củng cố vai trò hòa giải của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng đang leo thang ở GCC. Cam kết chính thức của Bắc Kinh ủng hộ sự đoàn kết trong khối GCC đã trở thành nguyên tắc trung tâm trong chiến lược Trung Đông của Bắc Kinh từ khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm Qatar năm 2012.
Mặc dù cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các quốc gia vùng Vịnh khó có thể giải quyết nhanh nhờ sự hòa giải của Trung Quốc, nhưng quan hệ mật thiết giữa Bắc Kinh với Qatar, Saudi Arabia, Iran và Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) có thể khiến cho cường quốc châu Á này thể hiện năng lực hòa giải “nặng ký” ở khu vực nhiều nhạy cảm này.
Theo tác giả Ramani, mặc dù quan hệ kinh tế và an ninh của Trung Quốc với Qatar vẫn khiêm tốn hơn nhiều so với quan hệ Trung Quốc-Saudi Arabia, nên quyết định của Bắc Kinh tăng cường quan hệ với Doha có thể giải thích bởi những mong muốn kiềm chế các mối đe dọa và sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực này/
Căng thẳng dâng cao trong khối GCC sẽ thử thách nghiêm trọng lập trường trung lập của Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cân bằng giữa Qatar và Saudi Arabia trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Qatar điều tra âm mưu thao túng đồng nội tệ
11:28' - 13/11/2017
Ngày 12/11, một người phát ngôn Chính phủ Qatar cho biết Doha đang điều tra một âm mưu thao túng đồng tiền của nước này trong những tuần đầu tiên bùng phát cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh.
-
Chuyển động DN
Qatar Airways trở thành cổ đông lớn thứ ba của Cathay Pacific
07:06' - 07/11/2017
Hãng Bloomberg News đưa tin hãng hàng không Qatar Airways mới đây đã mua 9,6% cổ phần của hãng hàng không Cathay Pacific, có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), với giá 662 triệu USD (570 triệu euro).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ phê chuẩn các thương vụ vũ khí lớn với Canada va Qatar
09:37' - 02/11/2017
Ngày 1/11, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán tên lửa không đối không tầm trung cho Canada với tổng trị giá 140 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Đại diện Qatar vào vòng chung kết bầu cử tổng giám đốc UNESCO
08:43' - 13/10/2017
Ứng cử viên Hammad bin Al-Kawari của Qatar đã vượt cách biệt 4 phiếu so với các ứng cử viên Audrey Azoulay của Pháp và Moushira Khattab của Ai Cập tại vòng 4 cuộc bầu cử tổng giám đốc UNESCO.
-
DN cần biết
Vietjet hợp tác Qatar Airways đem đến nhiều cơ hội cho hành khách
14:52' - 12/10/2017
Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cho biết, hãng vừa ký hợp đồng hợp tác song phương trao đổi chỗ với hãng hàng không Qatar Airways.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.