Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hoạt động quản lý tài sản
Theo các nguồn tin trong ngành, ngành quản lý tài sản của Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng thường gắn với việc bán các tài sản rủi ro cao và thiếu khả năng thanh khoản và quản lý lỏng lẻo.
Tuy nhiên, gần đây, các nhà chức trách bắt đầu yêu cầu các ngân hàng trong nước tách riêng các bộ phận quản lý tài sản, một động thái được cho là để tăng cường quản lý trong nỗ lực chung nhằm giảm nợ và hạn chế hoạt động bán các tài sản rủi ro.
Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc tháng trước cho biết, năm ngân hàng lớn của nước này đã được phép thành lập bộ phận quản lý tài sản và các bộ phận này sẽ phải duy trì sổ sách và tài khoản riêng, thực hiện các nghĩa vụ quản lý tài sản một cách trung thực và trách nhiệm.Các quy định như vậy sẽ tăng cường các hoạt động quản lý rủi ro của các công ty quản lý tài sản Trung Quốc, bao gồm việc kiểm soát thông tin khách hàng và bán các tài sản đầu tư.
Sự chuyển biến trên diễn ra vào lúc ngân hàng Nomura của Nhật Bản đang chờ giấy phép để bắt đầu hoạt động quản lý tài sản tại Trung Quốc, trong khi JPMorgan và Bank of Singapore, một chi nhánh của ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corp nằm trong số các ngân hàng đang cân nhắc việc bước chân vào thị trường Trung Quốc.Trong khi đó, ngân hàng HSBC đặt mục tiêu tăng doanh thu tại châu Á, ít nhất là 1 tỷ USD vào năm 2020 từ các mảng ngân hàng tư nhân và bán lẻ, quản lý tài sản và bảo hiểm, trong đó hoạt động tại Trung Quốc có đóng góp lớn.
Theo công ty tư vấn Oliver Wyman, tại thị trường Trung Quốc, số tài sản cá nhân được đầu tư tăng từ 11.000 tỷ USD năm 2012 lên 22.000 tỷ USD vào năm 2017 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 37.000 tỷ USD trong 5 năm tới. Công ty này cho biết, trong số tài sản được đầu tư trong năm 2017, chỉ 5%, tương đương 1.100 tỷ USD, là ở nước ngoài./. Xem thêm:>>Chuyên gia Australia: Kinh tế Trung Quốc chuyển hướng tăng trưởng
>>Những thách thức đối với kinh tế Trung Quốc trong năm 2019
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc bước vào năm 2019 với những dấu hiệu ổn định
18:55' - 31/01/2019
Là số liệu đầu tiên về hoạt động của kinh tế Trung Quốc trong năm 2019, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được công bố ngày 31/1 cho thấy nền kinh tế nước này đang dần ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Những yếu tố định hình kinh tế Trung Quốc trong tương lai
06:30' - 29/01/2019
Ngay cả khi Trung Quốc duy trì đà cải cách theo định hướng thị trường, những căng thẳng với phương Tây khó có thể được giải quyết nhanh.
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu dùng vẫn là động lực chính cho kinh tế Trung Quốc
22:10' - 26/01/2019
Mặc dù các chỉ số của kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu về sự “nguội lạnh” trong hoạt động tiêu dùng, nhưng theo các nhà kinh tế lĩnh vực này vẫn là động lực chính cho nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc không phải là một điều “đáng lo”
18:48' - 24/01/2019
Điều đáng chú ý là kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với quy mô lớn hơn nhiều song các phương tiện truyền thông đã đưa tin đậm nét về sự giảm tốc của nền kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia theo dõi sát sao tình hình kinh tế Trung Quốc
21:53' - 12/01/2019
Giới phân tích ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 6,6% trong năm 2018, mức thấp nhất kể từ năm 1990, và được dự đoán sẽ "hạ nhiệt" hơn nữa trong những tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43'
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51'
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21'
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35'
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.