Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sắp được phóng lên quỹ đạo
Tiến sỹ Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như: Phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất; khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm.
LOTUSat-1 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do khu vực này có đặc điểm hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ hoạt động 5 năm trên quỹ đạo.
Để chuẩn bị cho việc khai thác vệ tinh sau khi phóng lên quỹ đạo vào năm 2025, Tiến sỹ Lê Xuân Huy cho biết, khoảng tháng 9/2024, toàn bộ thiết bị mặt đất gồm: Hệ thống ăng-ten, hệ thống vận hành, điều khiển vệ tinh và hệ thống xử lý dữ liệu vệ tinh phục vụ cho vận hành vệ tinh sẽ được hoàn thiện tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẵn sàng đón nhận tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh.
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Huy, năm 2019, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã hợp tác thực hiện dự án "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực". Dự án sử dụng vốn vay ODA từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
"Bên cạnh việc phát triển vệ tinh, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam triển khai các lớp học chuyển giao công nghệ xử lý ảnh vệ tinh radar nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt công nghệ, nhân lực cho các bộ ngành, đơn vị để khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, các dữ liệu thu được sẽ được khai thác hiệu quả", Tiến sỹ Lê Xuân Huy cho biết thêm.
Cũng theo thông tin từ Viện Công nghệ Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), một vệ tinh khác của Việt Nam đang hoạt động hiệu quả trên quỹ đạo là vệ tinh quang học quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam (VNREDSat-1).
Vệ tinh VNREDSat-1 là một hệ thống vệ tinh quan sát trái đất hoàn thiện bao gồm cả vệ tinh và các trạm điều khiển, thu nhận và xử lý ảnh từ vệ tinh. Vệ tinh có kích thước 600 mm x 570 mm x 500 mm, trọng lượng khoảng 120 kg, được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 7/5/2013. Đây là kết quả của dự án ODA do Chính phủ Pháp hỗ trợ Việt Nam.
Đến nay, vệ tinh VNREDSat-1 đã hoạt động trên quỹ đạo gấp đôi thời gian so với thiết kế, tiếp tục được vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả, đem lại nguồn ảnh viễn thám phục vụ các nhu cầu về bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nghiên cứu và đào tạo.
Tại Việt Nam, từ năm 2006, Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng cho quá trình phát triển công nghệ vũ trụ ở nước ta. Ngày 4/2/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030, mở đường cho sự phát triển về khoa học công nghệ vũ trụ trong giai đoạn mới.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học công nghệ vũ trụ; phấn đấu làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp các cảm biến quang học, radar cho vệ tinh quan sát trái đất và phát triển thị trường, hỗ trợ khởi nghiệp dần hình thành nền công nghiệp vũ trụ của Việt Nam.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Vệ tinh do Iran tự chế tạo gửi tín hiệu đầu tiên về Trái Đất
20:44' - 21/01/2024
Ngày 21/1, hãng thông tấn bán chính thức Tasnim dẫn nguồn từ Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA) cho biết vệ tinh do nước này chế tạo và vừa được phóng lên quỹ đạo đã gửi tín hiệu đầu tiên về Trái Đất.
-
Công nghệ
Ấn Độ và Mỹ sẽ phóng vệ tinh viễn tham chung vào đầu năm tới
09:03' - 29/11/2023
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh mới đây cho biết nước này và Mỹ dự kiến phối hợp phóng vệ tinh viễn tham chung vào quý I năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Lãnh đạo Triều Tiên nhận được ảnh chụp Nhà Trắng, Lầu Năm Góc từ vệ tinh do thám
08:02' - 28/11/2023
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã nhận được những bức ảnh chụp Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các tàu sân bay Mỹ tại căn cứ hải quân Norfolk do vệ tinh do thám mới phóng tuần trước của Bình Nhưỡng chụp được.
-
Chuyển động DN
Internet vệ tinh Starlink sẽ hoạt động tại Argentina vào năm 2024
10:55' - 27/11/2023
Như vậy, tất cả các quốc gia Nam Mỹ trừ Venezuela sẽ kết nối dịch vụ Internet vệ tinh của SpaceX vào cuối năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39'
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.