Việt Nam khó "hấp thụ" dòng vốn từ AEC
Việc ra nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại nhiều cơ hội thu hút trực tiếp luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với các nguồn tài chính và tín dụng từ các chương trình, dự án phát triển của cộng đồng thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam có khả năng hấp thụ nguồn vốn đó hay không, nhất là trong điều kiện năng lực sản xuất, điều hành và quản trị của khối doanh nghiệp hiện còn nhiều hạn chế. Xung quanh vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.
BNEWS: Thưa ông, sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, các cam kết về tự do lưu chuyển dòng vốn sẽ mở ra những cơ hội gì và tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Khi gia nhập vào một thị trường chung, một cơ sở sản xuất chung với các nước trong khu vực mà ta gọi là Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ phải mở cửa để tạo điều kiện cho sự lưu chuyển dòng vốn giữa các quốc gia thành viên.
Bên cạnh việc có thể thu hút được rất nhiều nguồn tín dụng từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam còn có thể nhận được các dòng vốn thanh toán từ quan hệ mậu dịch thương mại như buôn bán, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch…
Như vậy, chính thức sẽ có 3 dòng vốn là tín dụng đầu tư, tín dụng cho vay và tín dụng thanh toán được lưu chuyển qua lại giữa các nước AEC; trong đó có Việt Nam.
Viễn cảnh này đương nhiên sẽ tác động tích cực tới mọi hoạt động kinh tế, tài chính của toàn xã hội. Cả Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ đều được hưởng lợi.
Trong đó có thể là việc tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; các hoạt động trao đổi thương mại ngoại thương sẽ dễ dàng và thuận lợi nhiều hơn. Người dân sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm tài chính liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán….
Tuy nhiên, được thụ hưởng lợi ích từ những dòng vốn ấy chỉ mới là mong muốn, còn hiện thực hóa được điều này hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhất là cần tự thẩm định, đánh giá khả năng hấp thụ dòng vốn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
BNEWS: Nói vậy là ông còn quan ngại về năng lực hấp thụ các nguồn tài chính của Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Thẳng thắn mà nói thì các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài vẫn còn cân nhắc khi lựa chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư, nhất là trước những rủi ro tín dụng, nợ xấu, sự chậm chạp trong đổi mới và tái cơ cấu nền kinh tế….
Tôi còn nhớ, câu chuyện của Mexico nhiều năm trước, khi phải đối mặt và “sự ra đi vội vã” của các luồng vốn đầu tư nước ngoài, do nền kinh tế không đủ sức hấp thụ nguồn tín dụng chiếm tới một nửa tổng đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ La tinh.
Cùng với đó là sự mất giá của đồng peso và một lượng lớn USD đã bị rút ra khỏi quốc gia này vì các nhà đầu tư lo ngại về sự bền vững của nền kinh tế khi Chính phủ phá giá đồng peso và đổi các khoản nợ định danh bằng đồng peso sang đồng USD.
Hậu quả là nền kinh tế Mexico rơi vào khủng hoảng thực sự, thậm chí là lan nhanh và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế các nước Mỹ La tinh khác.
Kịch bản ấy sẽ không có ngoại lệ với bất kỳ quốc gia nào. Nên để tránh nó xảy ra với mình, các nước trong AEC mà đặc biệt là Việt Nam cần phải chuẩn bị những biện pháp phòng vệ.
Thể chế kinh tế cần phải thay đổi để phù hợp với các nước AEC và để tránh có sự khác biệt dễ dẫn tới những rủi ro đáng tiếc. Quan trọng nhất là tránh việc tạo khoảng cách do Việt Nam chưa thực sự có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Có thể so với Lào, Campuchia và Myanmar dù là nước nhỏ song lại có sự tương đồng với Việt Nam. Nhưng nếu nhìn sang Thái Lan, Singapore, Malaysia khi họ đã thực sự đi vào nền kinh tế thị trường thì mới thấy rõ sự khác biệt với chúng ta.
Chính sự khác biệt về thể chế kinh tế thị trường sẽ là rào cản hạn chế khả năng hấp thụ dòng vốn và các nguồn tài chính.
BNEWS: Vậy nó sẽ tác động với kinh tế trong nước ra sao thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Lâu nay, chúng ta kiên định chính sách quản lý ngoại hối. Tỷ giá ngoại tệ được quản và kiểm trong khung quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi dòng vốn được tự do lưu chuyển, đương nhiên sẽ chịu tác động bởi chính sách quản lý ngoại hối.
Vừa phải đối phó với áp lực do biến động tỷ giá ngoại hối, vừa phải thực hiện chính sách giữ ổn định tiền Việt Nam đồng, đương nhiên, ngành ngân hàng sẽ khó có sự chủ động. Và các dòng tín dụng từ đầu tư, từ các hoạt động thương mại, thanh toán có thể phải đối diện với nhiều biến động.
BNEWS: Để thích ứng với tình hình này, ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp cần xử trí thế nào thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Sau khi có AEC, các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể được tự do cung cấp dịch vụ tín dụng, tài chính cho người dân, cho doanh nghiệp ở trong vào ngoài nước thuộc phạm vi nội khối ASEAN. Hoặc có thể mở rộng hoạt động ở các nước thành viên AEC một cách dễ dàng, tự do và thông thoáng hơn và ngược lại.
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng sẽ gia tăng và gây sức ép lớn khi các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, vốn ít, thiếu những sản phẩm hiện đại, năng lực quản trị lại kém nên khả năng bị xâm chiếm thị phần trong nước sẽ rất cao.
Tuy nhiên, theo quan sát thì Việt Nam chưa phải là thị trường “béo bở” cho các ngân hàng trong khu vực. Bởi thu nhập bình quân của người Việt Nam chưa cao, loanh quanh ở mức 2.000 đô la Mỹ/năm. Các ngân hàng nước ngoài cũng rất dè dặt trong việc cho vay đối với doanh nghiệp Việt Nam bởi e ngại những rủi ro về nợ xấu.
Thời điểm này, các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, đổi mới và hiện đại hóa thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng; nghiên cứu và giới thiệu tới thị trường nhiều sản phẩm phái sinh trong mua bán ngoại tệ kỳ hạn… vừa tạo sự linh hoạt cho thị trường giao dịch ngoại hối, vừa đảm bảo quyền lợi và củng cố niềm tin của khách hàng.
BNEWS: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm vấn đề với doanh nghiệp khiến AEC vẫn xa vời
08:30' - 07/12/2015
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Mặc dù ở tầm vĩ mô, Chính phủ và các bộ, ngành đã chuẩn bị tương đối tốt. Tuy nhiên, ở phía các doanh nghiệp, AEC vẫn là một “thứ” gì đó xa vời.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh, cạnh tranh sẽ càng mạnh
08:12' - 07/12/2015
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
AEC - Động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực
14:03' - 25/11/2015
AEC được xây dựng chủ yếu dựa trên 4 trụ cột chính: một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, sự phát triển kinh tế công bằng và hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
AEC có thể là động lực để chuyển đổi mô hình tăng trưởng
15:05' - 13/11/2015
Giáo sư Toshiro Nishizawa, Trường Chính sách công thuộc Đại học Tokyo, nhận định sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có thể là động lực chính để chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56' - 25/04/2025
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48' - 25/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06' - 25/04/2025
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.