Viễn cảnh "suy tàn" của ngành than Australia
"Thật đáng kinh ngạc về những gì mà viên đá đen nhỏ bé này có thể làm được" là khẩu hiệu chính trong chiến dịch tiếp thị đạt hiệu quả cao của Hội đồng Khoáng sản Australia về "khả năng vô tận" của than.
Tuy nhiên, một điều mà ngành công nghiệp than Australia và sức mạnh vận động hành lang to lớn của ngành này không thể làm được, đó là ngăn chặn xu hướng các nước nhập khẩu than phát triển mục tiêu đưa mức khí phát thải ròng về 0, với mục đích nỗ lực hạn chế mối đe dọa nóng lên của Trái Đất.
Trong bài viết đăng tải trên trang tin của hãng truyền thông ABC của Australia, nhà phân tích Stephen Long cho biết, ngày 26/10, Nhật Bản - thị trường nhập khẩu than nhiệt lớn nhất của Australia để phục vụ cho việc sản xuất điện - đã cam kết sẽ đưa mức khí phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Tương tự, ngày 28/10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng chính thức cam kết trước Quốc hội rằng nước này sẽ đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, một cam kết đã được tiết lộ từ trước đó.
Cam kết của Nhật Bản và Hàn Quốc xuất hiện sau khi Trung Quốc, quốc gia sử dụng hơn một nửa lượng than trên thế giới và tạo ra hơn 30% lượng khí thải CO2 toàn cầu, khẳng định quyết tâm "trung hòa carbon" vào năm 2060. Theo các học giả Trung Quốc có tầm ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của giới lãnh đạo Bắc Kinh, điều này đòi hỏi hệ thống điện của Trung Quốc phải đạt được mức phát thải khí CO2 bằng 0 vào năm 2050.
Không những vậy, Philippines - một thị trường tiềm năng mà ngành công nghiệp than của Australia đang nhắm tới - cũng đã thông báo lệnh dừng tất cả các dự án nhà máy nhiệt điện chạy bằng than mới, trong bối cảnh chuẩn bị cho kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Một điểm khó khăn nữa cho ngành than đó là nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này đang trở nên eo hẹp hơn.
Ngày 29/10. ngân hàng ANZ của Australia đã cùng với hơn 100 ngân hàng khác trên thế giới công bố sẽ từ chối cấp vốn cho các dự án than mới, sau một thông báo tương tự từ các ngân hàng lớn tại Nhật Bản.
Theo chính sách của ANZ, ngân hàng này sẽ không cung cấp tài chính cho bất kỳ một khách hàng nào mới có tỷ lệ hoạt động trong lĩnh vực than nhiệt chiếm 10% trong danh mục đầu tư. ANZ cũng sẽ làm việc với các khách hàng hiện tại để loại bỏ dần việc cấp vốn đầu tư vào than của họ.
Các mục tiêu tăng tốc giảm khí phát thải do Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc công bố có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Australia - nhà sản xuất than nhiệt lớn thứ hai thế giới, trong đó 80% sản lượng dùng cho xuất khẩu.
Thông báo của Nhật Bản đã được tiết lộ trước đó ba tháng, khi Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này công bố kế hoạch đóng cửa 100 trên 114 nhà máy nhiệt điện cũ với lý do gây ô nhiễm môi trường.
Công ty sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản, JERA, khẳng định tuân thủ cam kết của Tokyo bằng tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện kém hiệu quả vào năm 2030. Các chi tiết cụ thể hơn nhấn mạnh mức độ nghiêm túc của Nhật Bản trong mục tiêu giảm khí thải carbon.
Công ty JERA định nghĩa "không hiệu quả" tức là đã tới mức "siêu siêu tới hạn" - một tiêu chuẩn vàng - có nghĩa là ngay cả các nhà máy tương đối hiện đại nhưng được xây dựng trong vòng 15 năm qua cũng sẽ bị đóng cửa khi chưa vận hành hết nửa vòng đời hoạt động tiềm năng của nhà máy.
Đối với thế giới đang đối mặt với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu do hiện tượng đốt nhiên liệu hóa thạch, tất cả các thông tin nói trên đều là những tin tức tốt. Nhưng với những nhà sản xuất than nhiệt sử dụng cho các nhà máy điện, đây là điều thực sự gây lo ngại.
Năm ngoái, Australia đã xuất khẩu 17 tỷ AUD (11,9 tỷ USD) than nhiệt sang Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó riêng thị trường Nhật Bản là 10 tỷ AUD (7 tỷ USD).
Nếu Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều nghiêm túc trong các cam kết của họ, thì Australia sẽ phải đối mặt với việc nhu cầu than nhiệt toàn cầu giảm đáng kể trong những năm tới, khi các nền kinh tế lớn của châu Á có thể sớm đóng cửa các nhà máy nhiệt điện và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, được cung cấp bởi nguồn năng lượng hạt nhân và hydro.
Bao giờ điều này sẽ xảy ra vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nó phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi và cách thức xuất khẩu than nhiệt của Australia so với xuất khẩu từ các quốc gia sản xuất than khác. Tuy nhiên, dường như các nhóm vận động hành lang chính cho ngành công nghiệp than nhiệt tại Australia vẫn rất lạc quan về triển vọng xuất khẩu trong tương lai.
Hội đồng Khoáng sản Australia mới đây đã công bố một nghiên cứu do các chuyên gia tư vấn thực hiện, dự báo xuất khẩu than nhiệt của "xứ Chuột túi" sẽ tăng lên 270 triệu tấn trong thập kỷ này, nhờ vào lượng đặt hàng tiềm năng của các nước nhập khẩu, đặc biệt là tại châu Á. Nhưng thông báo từ những khách hàng chủ chốt ở châu Á đã trở nên lỗi thời trước khi các cam kết được công bố.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) từ lâu luôn được cho là có sự ủng hộ nhất định đối với than đá. Mặc dù vậy, trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới mới phát hành vào đầu tháng này, Giám đốc điều hành Fatih Birol tuyên bố điện Mặt Trời là "vị vua mới" được thiết lập để thay thế than, trở thành nguồn năng lượng chính cho thế giới vào giữa thập kỷ này.
Theo kịch bản trung tâm của báo cáo, IEA dự báo sản lượng điện từ than tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm từ 58% xuống còn 9% vào năm 2040, với mức giảm trung bình 4,5% hàng năm trong thập kỷ này. Tuy nhiên, những ước tính đó được đưa ra trước khi các đối tác châu Á, thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Australia, công bố những cam kết mang tính chất "đột phá".
Nhà quan sát Tim Buckley nhận định: "Những gì mà Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã cam kết có nghĩa là chúng ta sẽ thấy khối lượng than nhiệt xuất khẩu bị sụt giảm từ 1- 4% mỗi năm".
Những doanh nghiệp thuộc ngành than Australia chia sẻ đã nhận được cảnh báo về viễn cảnh xuất khẩu "u ám", nhưng không tin rằng nhu cầu nhiệt điện sẽ sớm suy giảm trong thời gian tới. Một trong số các doanh nghiệp này cho biết: "Chúng tôi vẫn thấy nhu cầu mở rộng trong thời gian tới, nhưng có lẽ mức đỉnh đang tới gần hơn. Có thể là vào năm 2025 hoặc 2030. Thật khó để nói chính xác đó là lúc nào".
Không có nhà sản xuất than nào của Australia sẵn sàng cho sự suy giảm nhu cầu sắp sửa diễn ra. Điều này tồn tại cả trong các nhóm vận động hành lang của ngành công nghiệp than Australia, các công nhân và cả công đoàn ngành khai thác than. Tất cả đều từ chối nghĩ về đến một tương lai "suy tàn" của "viên đá đen".
Mặc dù bộ phận khai thác và năng lượng của Công đoàn Xây dựng, Rừng, Hàng hải, Khai khoáng và Năng lượng Australia (CFMEU) đã thực hiện nhiều công việc đáng kể trong quá trình "chuyển đổi" công việc cho các công nhân ngành điện, chuẩn bị cho viễn cảnh các nhà máy điện than sẽ đóng cửa, nhưng có rất ít hoạt động chuẩn bị chuyển đổi cho công nhân ngành khai thác than nhiệt.
Công nhân tại các mỏ than nhiệt ở Thung lũng Hunter của bang New South Wales và Lưu vực Bowen của bang New South Wales, hai khu vực tập trung nhiều khu xưởng khai thác than nhiệt nhất Australia, cho biết không hề nghe nói bất cứ điều gì về việc sẽ được sắp xếp chuyển đổi công việc, mặc dù sư chấm hết của ngành công nghiệp này đã được dự báo.
Nếu Australia muốn tạo ra nhiều việc làm mới và các ngành công nghiệp mới cho những người lao động buộc phải chuyển đổi việc làm, thì hiện tại là lúc thích hợp nhất để bắt đầu lên kế hoạch và hành động./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành than Australia đón thêm thông tin bất lợi
05:30' - 31/10/2020
ANZ của Australia đã trở thành ngân hàng lớn cuối cùng của nước này từ bỏ các khoản đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện.
-
Thị trường
Indonesia sẽ hạn chế xuất khẩu than thô trong thời gian tới
07:40' - 25/10/2020
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã yêu cầu các bộ trưởng đặt mục tiêu giảm xuất khẩu than chưa qua chế biến...
-
DN cần biết
Australia có thể đóng cửa các nhà máy điện than sớm hơn dự kiến
10:18' - 01/09/2020
Với việc các nguồn năng lượng tái tạo đang tăng lên nhanh, các nhà máy điện than ở Australia đa phần hoạt động dưới công suất rất nhiều, trở nên kém hiệu quả nên phải đóng cửa sớm hơn theo kế hoạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Ấn Độ cần chấm dứt xây dựng nhà máy nhiệt điện than
12:30' - 29/08/2020
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng Ấn Độ cần ngừng xây dựng bất kỳ nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2020 và bắt đầu loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga thận trọng cân nhắc tái thiết quan hệ với phương Tây
13:22'
Ngày 23/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva một mặt tập trung củng cố quan hệ với Trung Quốc, một mặt xem xét đề nghị của phương Tây về tái thiết lập quan hệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu cao không "đủ sức" kích hoạt nền kinh tế Canada bùng nổ
12:47'
Hiện nay, đồng CAD không đi theo giá dầu, mà lại di chuyển theo hướng ngược lại, gây thêm khó khăn cho các hộ gia đình Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu
11:52'
Ngày 22/5, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Biên giới cực Bắc của Canada sẽ mở cửa lại vào ngày 1/6 tới
11:03'
Ngành du lịch của vùng lãnh thổ Yukon, Canada đang háo hức trước thông tin, lần đầu tiên kể khi đại dịch COVID-19 bùng phát, biên giới cực Bắc của Canada sẽ mở cửa lại vào ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF Davos 2022 tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
08:02'
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos 2022 đã tiến hành thảo luận phiên về "Chuyển hướng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - TBD
07:49'
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khuôn khổ mới nhằm hướng dẫn sự tham gia kinh tế của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống V.Putin: Kinh tế Nga chống chọi hiệu quả với các lệnh trừng phạt
07:48'
Ngày 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế nước này đã chống chọi hiệu quả với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận hải quan giữa Ukraine và Ba Lan mở đường cho hàng hóa vào EU
17:32' - 23/05/2022
Thỏa thuận đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda thống nhất tại cuộc họp song phương cùng ngày ở thủ đô Kiev.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31' - 23/05/2022
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.