Ngành than Australia đón thêm thông tin bất lợi
ANZ của Australia đã trở thành ngân hàng lớn cuối cùng của nước này từ bỏ các khoản đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện, "giáng một đòn mới" vào lĩnh vực đang đối mặt với nhiều biến động trên thị trường xuất khẩu và sự không ủng hộ của dư luận.
Theo thông báo của ANZ, từ năm 2030, ngân hàng này sẽ không còn tài trợ cho các mỏ than hoặc các nhà máy nhiệt điện. Với động thái này, ANZ đã gia nhập nhóm bốn ngân hàng lớn nhất của Australia để đưa ra các cam kết tương tự. Quyết định của ANZ đã vấp phải sự "không hài lòng" từ Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison. Bộ trưởng Tài nguyên Australia Keith Pitt đã nói với ANZ rằng họ nên tập trung vào các khoản vay mua nhà thay vì đóng vai "chiến binh bảo vệ hệ sinh thái". Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud đã đi một bước xa hơn khi đề nghị các ngân hàng "không nên can thiệp vào thị trường" và cảnh báo sẽ thu hồi bảo lãnh tiền gửi của Chính phủ Australia, vốn để bảo vệ tiền tiết kiệm của các khách hàng. Than từ lâu đã là trụ cột của nền kinh tế Australia vốn phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA – ngân hàng trung ương), kim ngạch xuất khẩu than của nước này đạt gần 50 tỷ USD trong năm 2018, tương đương hơn 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Nhưng bất chấp sự hỗ trợ lớn của Chính phủ Australia, nền tảng của ngành than ngày càng lung lay. Trong vài tháng qua, những khách hàng lớn của Australia - đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đều tuyên bố sẽ đạt mức phát thải khí carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này. Điều đó đồng nghĩa là các nước trên sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá vốn chiếm gần 50% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp than Australia đã "phớt lờ" những biến động trên thị trường và dự đoán nhu cầu nhiệt điện vẫn còn tăng mạnh ở châu Á trong vòng 10 năm tới. Hội đồng Khoáng sản Australia, một nhóm vận động hành lang mạnh mẽ trong ngành này, đã bác bỏ các nhận định rằng việc các quốc gia đặt mục tiêu cắt giảm khí thải CO2 sẽ hạn chế thị trường của tài nguyên này.Trong một tuyên bố mới đây, Hội đồng trên cho hay với các công nghệ sạch hơn như thu giữ khí thải carbon, ngành than sẽ giúp các quốc gia tiếp tục phát triển kinh tế trong tương lai, đồng thời giảm lượng khí thải./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu rượu vang của Australia tăng mạnh trong quý III/2020
08:09' - 29/10/2020
Xuất khẩu rượu vang của Australia trong quý III/2020 đã gia tăng trở lại sau quãng thời gian đình trệ do ảnh hưởng từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
DN cần biết
Coca-Cola European Partners đàm phán mua lại Coca-Cola Amatil của Australia
06:30' - 26/10/2020
Coca-Cola European Partners, công ty đóng chai đa quốc gia của Anh đang đàm phán để mua lại công ty Coca-Cola Amatil của Australia.
-
Thị trường
Indonesia sẽ hạn chế xuất khẩu than thô trong thời gian tới
07:40' - 25/10/2020
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã yêu cầu các bộ trưởng đặt mục tiêu giảm xuất khẩu than chưa qua chế biến...
-
Ý kiến và Bình luận
Thương mại điện tử, “phao cứu sinh” của doanh nghiệp Australia thời COVID-19
10:17' - 21/10/2020
Báo cáo mới đây của Deloitte về vai trò của thương mại điện tử ở Australia trong đại dịch COVID-19, cho biết, các dịch vụ thương mại điện tử có vai trò là chiếc “phao cứu sinh” trong cuộc khủng hoảng.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá ổ nhóm lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt lượng lớn than cám
06:30' - 12/10/2020
Lực lượng công an vừa triệt phá ổ nhóm lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, tiêu thụ hàng chục tấn than cám trên tuyến sông Thương thuộc địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.