Việt Nam cam kết hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững
Việc Chính phủ Việt Nam ngày 9/7 ra quyết định tham gia Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) nhằm ngăn chặn, chống lại hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã nhận được phản ứng hết sức tích cực của Ủy ban Nghề cá (COFI) thuộc FAO và dư luận quốc tế.
Đây là thông tin mà ông Nguyễn Ngọc Oai, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã trao đổi với phóng viên TTXVN thường trú tại Italy ngay bên lề kỳ họp lần thứ 33 của COFI diễn ra từ ngày 9 đến 13/7 tại trụ sở của FAO ở Rome, thủ đô Italy.
Cũng theo ông Nguyên Ngọc Oai, sự kiện này càng có ý nghĩa hơn nữa khi được chính thức công bố đúng vào dịp kỳ họp định kỳ của COFI, trước các quan chức FAO và đại diện cấp cao nghề cá của các nước thành viên trên thế giới. Lãnh đạo của COFI và các đoàn đại biểu đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Việt Nam, coi đây là động thái thể hiện cam kết trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, hướng đến mô hình nghề cá phát triển bền vững của Việt Nam.
Với việc tham gia PSMA, hiệp định quốc tế quan trọng đầu tiên với nghề cá, Việt Nam sẽ tập trung vào việc nội hóa các khung pháp lý cho phù hợp, áp dụng vào hoạt động đánh bắt thủy, hải sản tự nhiên; tăng cường quản lý tàu cá nước ngoài cập cảng, nguồn thủy hải sản đánh bắt tự nhiên nhập khẩu, tăng cường trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan và quản lý, giám sát hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Hiệp Định PSMA theo đúng các qui định hiện hành. Cuộc họp định kỳ của COFI cũng là dịp để các quốc gia có nghề cá cùng nhau trao đổi các vấn đề mới nhất, các thách thức, cơ hội có liên quan đến việc khai thác nguồn tài nguyên hải sản.
Được FAO thông qua vào tháng 11/2009, tính đến tháng 5/2018, PSMA đã có 54 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) tham gia. Trong đó, EU, Mỹ và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với ngành đánh bắt hải sản tự nhiên của Việt Nam.
COFI là cơ quan trực thuộc Hội đồng của FAO, được thành lập từ năm 1965. Hiện nay COFI đang là diễn đàn liên chính phủ có quy mô toàn cầu có chức năng xem xét, khuyến cáo các chính phủ, tổ chức nghề cá khu vực, các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề lớn có liên quan đến đánh bắt thủy, hải sản tự nhiên./.
>>> Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Tiến tới nghề cá có trách nhiệm
>>> Cơ hội và thách thức của ngành khai thác hải sản - Bài 2: Tận dụng cơ hội mới
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục thẻ vàng về IUU: Cần sự nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng nghề cá bền vững
20:19' - 14/06/2018
Việc tháo gỡ thẻ vàng vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa của các bên liên quan trong thực thi các chính sách, quy định đã đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Hướng tới nghề cá có trách nhiệm
17:51' - 23/04/2018
Việc EU áp dụng "thẻ vàng" cũng là một áp lực để chúng ta cải thiện lại nghề cá; hướng tới phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Thanh Hóa tăng cường thanh tra, kiểm soát nghề cá
09:50' - 18/04/2018
Tính đến đầu tháng 4/2018, các lực lượng chức năng đã chủ động xây dựng kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.