Xây dựng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm
Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 181 chợ, gồm 6 chợ hạng 1; 27 chợ hạng 2 và 148 chợ hạng 3.
Các chợ được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả tốt trong việc thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn được sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.
UBND tỉnh Đồng Tháp đề ra chỉ tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố xây dựng 1 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc quản lý, phát triển chợ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống mạng lưới chợ đã được hình thành và được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, địa giới của địa phương.
Thực hiện dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế và Dân số do Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công Thương) chủ trì; hướng dẫn xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương và dự án Xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đã có 3 chợ thực hiện thí điểm mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đã phát huy hiệu quả cần nhân rộng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện tại các địa phương có hệ thống ban/tổ quản lý chợ được tổ chức tốt
Điển hình vừa qua tỉnh Đồng Tháp có 3 chợ theo mô hình an toàn thực phẩm như chợ Cái Tàu Hạ ở huyện Châu Thành thực hiện năm 2015 từ nguồn kinh phí tỉnh Đồng Tháp; chợ Mỹ Phú ở thành phố Cao Lãnh thực hiện năm 2018 và Khu kinh doanh ăn uống ở chợ thành phố Sa Đéc thực hiện năm 2020 từ nguồn kinh phí Bộ Công Thương hỗ trợ. Đa số các chợ thực hiện vừa qua các ngành hàng kinh doanh thực phẩm được sắp xếp theo đúng quy định an toàn thực phẩm, từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, nâng cao chất lượng phục vụ, thuận lợi cho hoạt động mua bán; tạo cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, góp phần đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy thiết lập, hình thành các chuỗi “sản xuất - chế biến - tiêu thụ” thực phẩm sạch, an toàn, ổn định bền vững.Qua việc thực hiện các dự án thí điểm nêu trên, cho thấy việc thực hiện mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chợ; giúp hạ tầng thương mại được phát triển, khang trang; môi trường kinh doanh thuận lợi, hàng hóa được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, quản lý tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ được thiết kế theo tiêu chuẩn.
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm với hệ thống các tiêu chí nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ. Nâng cấp cơ sở vật chất tại các chợ theo hướng văn minh, hiện đại đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Xây dựng các chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra cho người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên ban, tổ, hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trong việc hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện các quy định của nhà nước về hàng hóa kinh doanh, an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh.Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ theo hướng văn minh, hiện đại từ nguồn xã hội hóa gắn với thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ.
UBND tỉnh đề ra chỉ tiêu, mỗi huyện, thành phố xây dựng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Có ít nhất 1 mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm tại các xã nông thôn mới nâng cao.Các chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn, mỗi chợ phải xây dựng 1 mô hình khu vực kinh doanh (ít nhất 10 điểm kinh doanh) đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Các chợ hạng 3 trên địa bàn, mỗi chợ phải xây dựng ít nhất 5 điểm kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm.
Yêu cầu của UBND tỉnh là chợ an toàn thực phẩm phải thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017. Sử dụng nước sinh hoạt để rửa, sơ chế sản phẩm, dụng cụ sơ chế, bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật, thực vật trước và sau khi bán (đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, hiện hành là QCVN 01-1:2018/BYT). Kinh phí thực hiện nhân rộng mô hình các chợ an toàn thực phẩm hơn 1 tỷ đồng./.- Từ khóa :
- chợ
- hạ tầng thương mại
- giao thương
Tin liên quan
-
Thị trường
Người dân Đồng Nai tranh nhau mua xăng lẻ giá "chợ đen"
21:39' - 12/10/2022
Nhiều người chấp nhận tranh nhau mua xăng lẻ giá "chợ đen" để được đổ xăng đi làm.
-
Đời sống
Khai mạc Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022
20:46' - 05/10/2022
Tối 5/10, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Hội chợ hàng Việt – Đà Nẵng 2022 do Sở Công Thương thành phố chủ trì tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào giúp Than Vàng Danh tăng hiệu quả khai thác than ở các lò chợ?
08:30' - 04/10/2022
Công ty cổ phần Than Vàng Danh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện đang áp dụng hệ thống cơ giới, tự động hóa đồng bộ trong khai thác than ở các lò chợ.
-
Kinh tế & Xã hội
Giữ nguyên giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ Đông Kinh đến tháng 9/2023
19:29' - 03/10/2022
Ngày 3/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà chủ trì hội nghị đối thoại với các tiểu thương chợ Đông Kinh, Lạng Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09'
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06'
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.