Brexit chỉ thành công nếu nước Anh thực sự theo đuổi chính sách toàn cầu
Tuy nhiên, để Brexit thành công được như kỳ vọng của những cử tri bỏ phiếu cho việc rời khỏi EU, nước Anh phải thực sự theo đuổi các chính sách toàn cầu về thương mại và kinh tế, chứ không chỉ quá tập trung cho mối quan hệ với châu Âu.
Các chuyên gia kinh tế Anh đánh giá, rủi ro lớn nhất hiện tại với kinh tế toàn cầu là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có triển vọng được giải quyết. Lĩnh vực sản xuất đang đi xuống trên phạm vi toàn thế giới, nhất là những khó khăn liên quan đến ngành công nghiệp xe hơi.
Nhưng sự suy thoái của lĩnh vực sản xuất càng cho thấy tác động sâu sắc của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và các công nghệ xanh.
Tuy nhiên, khó khăn này, cùng sự thay đổi về cơ cấu dân số tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi, đang tạo ra những thị trường rất lớn cho nước Anh trong bối cảnh trong những thập kỷ tới khoảng 90% tăng trưởng toàn cầu sẽ được tao ra từ bên ngoài châu Âu.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra sự thay đổi về việc làm, khi các công nghệ mới thay thế lao động con người trong những công việc cũ và tạo ra những công việc mới. AI đương nhiên sẽ đe dọa các nghề truyền thống cùng các mô hình kinh doanh và tài chính hoàn toàn mới mẻ.
Những thách thức này xuất hiện trong bối cảnh đồng bảng Anh đang mất giá mạnh, sự biến động của các thị trường tiền tệ toàn cầu càng khiến cho đồng bảng Anh trở nên cạnh tranh hơn và thúc đẩy đầu tư từ bên ngoài vào Anh.
Tuy nhiên, nước Anh không nên vì lợi thế này mà bỏ qua yêu cầu phải cạnh tranh thực sự bình đẳng bằng khả năng sáng tạo và đổi mới trong nền kinh tế toàn cầu mới. Thay vào đó, giải pháp cho Anh là phát huy các lợi thế hiện tại trong nhiều lĩnh vực sự sản xuất bằng công nghệ cao và Công nghệ Tài chính (FinTech).
Giới phân tích Anh cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, những người ủng hộ việc gắn kết mật thiết giữa Anh với EU cần thực sự nhìn lại sự thay đổi của kinh tế toàn cầu và trả lời câu hỏi Anh cần đổi mới và thích ứng như thế nào để phù hợp và phát triển.
Sau Brexit, nước Anh cần có chương trình hỗ trợ cụ thể giúp các doanh nghiệp và người lao động thích ứng và cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu, song song với việc tiếp tục khuyến khích đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và sáng tạo. Đây sẽ là những giải pháp then chốt để nước Anh giải quyết vấn nạn năng suất lao động thấp và tiền lương không tăng.
Nước Anh được cho là đang dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó trước hết là vai trò tiên phong trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Các sáng kiến, cam kết và ý tưởng kinh tế cũng như khoa học của Anh về môi trường và biến đổi khí hậu đang tạo ra sự thay đổi thực sự hiệu quả.
Anh cũng đang có lợi thế dẫn đầu thế giới về tài chính. Trung tâm tài chính London vẫn là địa điểm thuận lợi hàng đầu cho các hoạt động đầu tư tài chính, và nguồn nhân lực của London được xem là có tay nghề cao hơn bất kỳ thành phố lớn nào trên thế giới.
Đó là chưa kể đến tiềm năng to lớn của nước Anh và thủ đô London về nghệ thuật và công nghiệp sáng tạo, sự tiên phong về y học và chỉ đứng sau Mỹ về chất lượng cũng như số lượng của các trường đại học hàng đầu. Về tổng thể, đây là những lợi thế để nước Anh có thể tự tin về tương lai của mình sau Brexit.
Một yếu tố khác thường bị bỏ qua là tầm quan trọng của việc các nền tảng chính sách toàn cầu sẽ thay đổi như thế nào, và vai trò của nước Anh trong tiến trình này.
Một loạt thể chế và cơ cấu mới, chủ yếu tập trung tại châu Á, đang dần hình thành, trong khi các thể chế hiện có, như Tổ chức Thương mại Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cần phát triển phù hợp với nền kinh tế thế giới đang vận động.
Việc tham gia sâu rộng vào các tiến tình toàn cầu này sẽ là những cơ hội to lớn để Anh thể hiện vai trò và vị thế toàn cầu của mình.
Trong hiện tại, Anh vẫn cần cảnh giác với triển vọng suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, về lâu dài, kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình chuyển mình rất tích cực, với những tác động to lớn đến khả năng và vị thế của nước Anh sau Brexit.
Sau khi chia tay Liên minh châu Âu, áp lực đặt ra với nước Anh là làm thế nào để tiếp tục theo đuổi và thực hiện việc duy trì vị thế hàng đầu thế giới về kinh tế và tài chính, đồng thời mở rộng mạng lưới và mối liên hệ toàn cầu./
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh kêu gọi EU chia sẻ "nhận thức chung" với kế hoạch chốt chặn Brexit
08:12' - 09/08/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa cho biết ông hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ thể hiện "nhận thức chung" với London đối với kế hoạch chốt chặn và đồng ý một thỏa thuận Brexit mới.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 70% công ty xuất khẩu của Anh chưa chuẩn bị cho Brexit không thỏa thuận
07:44' - 08/08/2019
Khoảng 2/3 số công ty xuất khẩu của Anh, chiếm 25% hoạt động giao thương với Liên minh châu Âu (EU), hiện vẫn chưa có những bước căn bản nhất để chuẩn bị cho kịch bản Brexit không thỏa thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng Brexit cứng ngày càng tăng khi Anh và EU đều giữ vững lập trường
11:13' - 07/08/2019
Liên minh châu Âu đang đứng trước những cuộc đàm phán khó khăn với Vương quốc Anh về việc London rời EU.
-
Kinh tế Thế giới
Anh lên kế hoạch thiết lập 10 cảng tự do sau Brexit
08:44' - 03/08/2019
Theo thông báo ngày 2/8, Anh đã lên kế hoạch thiết lập 10 cảng tự do sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ chi 2,54 tỷ USD hỗ trợ tiến trình Brexit không thỏa thuận
08:57' - 01/08/2019
Bộ trưởng Tài chính Anh Sajit Javid đã công bố gói chi ngân sách trị giá 2,1 tỷ bảng Anh (tương đương 2,54 tỷ USD) hỗ trợ tiến trình Brexit không có thỏa thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tìm kiếm cơ hội thương mại mới tại ASEAN trước thềm Brexit
11:14' - 31/07/2019
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhằm tìm kiếm các cơ hội thương mại mới và “củng cố” quan hệ ngoại giao trước thời điểm Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ bất lợi khi EU chậm trễ chuẩn bị cho kịch bản Brexit "cứng"
11:04' - 29/07/2019
Ngày 28/7, một tổ chức các doanh nghiệp Anh cảnh báo so với Anh, các nước Liên minh châu Âu (EU) ít chuẩn bị hơn cho kịch bản "Brexit cứng".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.