Chủ trương chính sách kinh tế đáng chú ý của tân Chủ tịch LDP Nhật Bản
Theo báo Asahi Nhật Bản, tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Fumio Kishida đã đưa ra chủ trương về chính sách kinh tế tuần hoàn giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập.
Ý tưởng của ông Kishida là thúc đẩy thu nhập cho tầng lớp trung lưu, từ đó kích thích tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Câu hỏi đặt ra là chính sách kinh tế của ông có gì khác so với chính sách của những người tiền nhiệm và làm thế nào để hiện thực hóa các chính sách này?
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, chiến lược tăng trưởng do ông Kishida đề xuất bao gồm thành lập Quỹ đại học quy mô 1.000 tỷ yen (8,9 tỷ USD), xây dựng cơ sở hạ tầng để sớm mở rộng mạng 5G, thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, đãi ngộ thuế cho doanh nghiệp chuyển đổi và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, bổ nhiệm Bộ trưởng chuyên trách vấn đề an ninh kinh tế, tăng cường chính sách hỗ trợ thu nhập cho tầng lớp trung lưu, tăng cường hỗ trợ chi phí nhà ở và giáo dục, xem xét điều chỉnh cách tính chỉ số kinh tế theo quý của các doanh nghiệp...
Về cơ bản, chủ trương của ông Kishida là kế thừa chính sách kinh tế Abenomics do cựu Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng, kiên trì thực hiện chiến lược tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư, nới lỏng tiền tệ quy mô lớn và chính sách tài khóa cơ động.
Tuy nhiên đến thời điểm này, đã có những ý kiến cho rằng Abenomics không mang lại tăng trưởng thực tế mà chỉ có lợi cho các doanh nghiệp lớn.
Chính vì thế, có vẻ như ông Kishida đang cố gắng xóa bỏ những hạn chế của Abenomics và đưa ra chính sách kinh tế mang “màu sắc riêng” theo hướng ưu tiên tăng thu nhập cho tầng lớp trung lưu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Kishida đã nêu ra các chính sách cụ thể, đó là tăng cường kiểm soát để đảm bảo lợi ích cho các nhà thầu phụ, nâng mức hỗ trợ về chi phí giáo dục, tiền thuê nhà cho các hộ gia đình, tăng thu nhập cho điều dưỡng, nhân viên phúc lợi xã hội, giáo dục, giảm thuế đối với các doanh nghiệp tăng tiền lương cho nhân viên.
Mặc dù đã nhấn mạnh sự khác biệt so với chính sách của những người tiền nhiệm, nhưng có thể thấy các chính sách tương tự đã từng được triển khai trong quá khứ, trong đó, chính quyền của cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã triển khai chiến lược nhằm tăng lương cơ bản lấy nguồn tài chính từ thuế tiêu dùng, thực hiện miễn phí giáo dục cấp mẫu giáo.
Để tạo ra sự khác biệt, ông Kishida cần có một lượng tiền lớn và nguồn tài chính này có thể đảm bảo thông qua việc tăng thuế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Ông Kishida chủ trương tăng cường áp thuế đối với những người giàu có và thận trọng đối với việc tăng các khoản thuế khác, đồng thời nhấn mạnh việc dựa vào trái phiếu chính phủ. Khó khăn đối với ông Kishida có lẽ là xác định xem việc triển khai các chính sách phân phối lại thu nhập có góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản hay không?
Trong cuộc bầu cử Chủ tịch LDP vừa qua, ông Kishida đã đưa ra “sáng kiến quốc gia, thành phố, nông thôn kỹ thuật số”, với mục tiêu điều chỉnh sự tập trung dân số quá mức ở khu vực thủ đô Tokyo, thông qua việc mở rộng hình thức làm việc trực tuyến, đẩy nhanh triển khai hệ thống mạng thông tin tốc độ cao (5G) trên toàn quốc.
Ngoài ra, ông cũng đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ cho những nhà nghiên cứu trẻ có quy mô 1.000 tỷ yen, xây dựng chế độ thuế khuyến khích nghiên cứu phát triển các kỹ thuật tiên tiến như trí thông minh nhân tạo, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tuy nhiên, khi nhìn vào danh mục các chính sách này, rất khó để thấy điểm khác so với chiến lược tăng trưởng của những người tiền nhiệm.
Về chính sách Abenomics, nhiều chỉ trích cho rằng mũi tên “chiến lược thúc đẩy tăng trưởng” đã không phát huy hiệu quả và chủ yếu phụ thuộc vào hai mũi tên là nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa.
Ông Takahide Kiuchi thuộc Viện nghiên cứu Nomura đưa ra nhận định rằng: Trong giai đoạn COVID-19, bắt đầu xuất hiện xu hướng điều chỉnh lại sự tập trung quá mức ở khu vực thủ đô Tokyo. Nếu thực hiện được chiến lược tăng trưởng phát huy được hiệu quả nguồn tài nguyên ở địa phương như giá đất rẻ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, sức mạnh kinh tế Nhật Bản sẽ được nâng cao”.
Theo ông Ryutaro Kono thuộc trung tâm chứng khoán BNP Paribas Japan, ông Kishida đã nêu ra các chính sách kinh tế bổ sung có quy mô hàng nghìn tỷ yen để đối phó với dịch COVID-19, nhưng vấn đề là thiếu năng lực y tế.
Nếu chỉ là chi trả tiền cho những nơi cần thiết, ông Kishida có thể sẽ đi theo "lối mòn" của chính quyền Thủ tướng Suga Yoshihide.
Trong bối cảnh việc kiểm soát dịch COVID-19 vẫn chưa chắc chắn, nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách kinh tế sẽ vẫn phụ thuộc vào các khoản vay và mục tiêu củng cố tài khóa là câu chuyên của tương lai.
Để điều chỉnh tài khóa với tiền đề là thúc đẩy tăng trưởng cao, có lẽ ông Kishida cần đưa ra các chính sách thích hợp, thành lập cơ quan tài chính chính sách độc lập giống như các nước khác.
Bên cạnh đó, có thể thấy ông Kishida coi trọng chính sách phân phối lại thu nhập, theo đuổi chủ nghĩa tự do mới, tuy nhiên, việc nới lỏng quy định để thúc đẩy cạnh tranh tự do sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Norihiro Fujito thuộc công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, thị trường chứng khoán đặt kỳ vọng cao vào ông Kishida.
So với các quốc gia đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ như châu Âu và Mỹ, biện pháp áp dụng trình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản có hiệu quả không cao, hiệu quả chính sách cũng không lớn.
Trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán cổ phiếu Nhật Bản từ mùa Xuân năm nay. Tuy nhiên, khi Thủ tướng Suga gửi đi thông điệp không ra tranh cử, giá cổ phiếu Nhật Bản đã tăng lên. Cùng với xu hướng dịch COVID-19 dần được kiểm soát, có thể giá cố phiếu Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng, với kỳ vọng về chính sách mới của chính quyền ông Kishida./.
- Từ khóa :
- Covid 19
- nhật bản
- thủ tướng nhật bản
- đảng Dân chủ Tự do
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chính thức dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp
13:09' - 01/10/2021
Ngày 1/10, Nhật Bản chính thức dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại thủ đô Tokyo và 18 tỉnh tại nước này, đồng thời dỡ bỏ tình trạng bán khẩn cấp tại các vùng còn lại trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Tân Chủ tịch LDP F.Kishida cải tổ ban lãnh đạo đảng cầm quyền
13:00' - 01/10/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 1/10, tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Fumio Kishida đã công bố ban lãnh đạo mới của đảng cầm quyền.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng dưới thời chính quyền mới
16:23' - 30/09/2021
Thống đốc BoJ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể quay lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm sau, nhưng nếu cần, BoJ sẽ vẫn nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Dự kiến nhân sự trong đảng cầm quyền và Nội các của tân chủ tịch LDP
14:40' - 30/09/2021
Tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Fumio Kishida dự kiến sẽ bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Akira Amari làm tổng thư ký đảng cầm quyền thay cho ông Toshihiro Nikai.
-
Kinh tế Thế giới
Kịch bản khó đoán trên chính trường Nhật Bản
08:13' - 29/09/2021
Ngày 29/9, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản tổ chức bỏ phiếu để bầu lãnh đạo mới thay Thủ tướng sắp mãn nhiệm SugaYoshihide.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.