Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp cách xử lý rủi ro pháp lý do COVID-19
Nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện các vấn đề pháp lý và chia sẻ giải pháp xử lý, giảm thiệt hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, Thời báo Kinh tế Sài gòn, Hội doanh nhân trẻ Tp. Hồ Chí Minh và nhãn hàng Tôn Colorbond của công ty NS Bluescope Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm "Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch", ngày 1/5.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2020 có khoảng 40.000 doanh nghiệp giải thể, đó là chưa kể đến số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Số doanh nghiệp thành lập mới trong quý này cũng rất ít. Ông Trần Thanh Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật Global Vietnam Lawyers cho biết, dịch COVID-19 phát sinh từ ngay Nguyên đán Canh Tý 2020 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đến 4 tháng không hoạt động.Trong điều kiện bình thường phải đến quý IV hàng năm mới xác định được kết quả kinh doanh, nhưng năm nay rõ ràng doanh nghiệp không thể dự báo lạc quan về lợi nhuận.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị phương án sử dụng lao động phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Cùng với những thách thức, dịch COVID-19 cũng tạo động lực đổi mới sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp, thay đổi cách thức vận hành công ty hoặc ứng dụng giải pháp mới để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp dịch COVID-19, với những biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, doanh nghiệp buộc phải cho một số bộ phận người lao động nghỉ việc. Điều này không chỉ gây khó trong hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra những rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp. Đơn cử, nếu hợp đồng đầu vào bị cắt, không thương lượng giãn tiến độ hay tìm được nhà cung cấp mới vốn dĩ rất khó trong bối cảnh dịch thì những khó khăn tác động đến doanh nghiệp và nền kinh tế không chỉ ở thời gian ngắn mà có thể kéo dài. Khi doanh nghiệp tạm dừng hợp đồng vì bất khả kháng (gồm ba yếu tố: tác động khách quan, bất khả kháng và không thể khắc phục) thì mỗi công ước quốc tế lại có những điều khoản áp dụng khác nhau đối với trường hợp bất khả kháng nên lại phải tùy thuộc vào việc thương thảo của từng hợp đồng. Thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã ký với đối tác nhưng không thể xuất khẩu được do nước sở tại ngưng nhận hàng, hoặc hợp đồng thương mại về xuất khẩu gạo đã ký nhưng không thể thực hiện do quy định hạn chế số lượng xuất khẩu gạo của Chính phủ… Với tinh thần trong hệ thống pháp lý của cả Việt Nam và quốc tế ở lĩnh vực pháp lý, ông Trần Võ Quốc Sơn - Thành viên Luật sư Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư trưởng Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam cho rằng, trong điều kiện dịch COVID-19 là vụ việc khách quan, bất khả kháng và không thể khắc phục. Doanh nghiệp phải nắm rõ quy định hợp đồng đã ký kết mới có thể giải quyết được tình hình thực tế. Hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên trao đổi lợi ích với nhau. Nhưng với dịch COVID-19, đơn vị kinh doanh phải giải bài toán thương lượng để cùng đồng hành và chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận "mềm dẻo" hơn là trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì doanh nghiệp có thể làm đơn ra tòa để kiến nghị điều chỉnh lại hợp đồng; đồng thời, doanh nghiệp phải đảm bảo kiến nghị này xuất phát từ điều kiện khách quan phát sinh và có căn cứ pháp lý để sửa đổi, chấm dứt hoặc đi đến một thỏa thuận đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên. Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp băn khoăn giải thể và phá sản doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng, đây là thách thức không chỉ đối với người chủ doanh nghiệp, mà còn là rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam. Khi giải thể, chủ doanh nghiệp phải thực hiện đủ các khoản tiền để thanh toán nợ cho bên thứ 3 (đây là trường hợp tự nguyện). Còn đối với trường hợp phá sản, luật cũng quy định chỉ thực hiện khi doanh nghiệp không thể trả nợ và sẽ đệ đơn ra tòa để làm thủ tục phá sản. Thẩm phán sẽ tổ chức đại hội chủ nợ để xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không.Nếu buộc phải phá sản thì phải phá sản và thanh lý tài sản, điều kiện là chủ doanh nghiệp không được lãnh đạo một doanh trong vòng ba năm. Tuy nhiên, với trường hợp bất khả kháng thì chủ doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm nêu trên./.
- Từ khóa :
- covid 19
- dịch covid 19
- rủi ro pháp lý do covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều doanh nghiệp lớn công bố kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý I
17:00' - 30/04/2020
Dịch COVID-19 đã làm làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp từ tài chính, du lịch đến chế tạo.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19: Bài cuối - Giữ vững tâm thế “cánh diều trước gió”
11:01' - 30/04/2020
Với tinh thần "Cánh diều ngược gió", nhất định cộng đồng doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ vượt qua “sóng to gió cả” để tiến lên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19: Bài 3 - Chủ động phục hồi
10:25' - 30/04/2020
Với bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu bị "đứt gãy" do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tăng cường đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường, tránh bỏ trứng vào một giỏ.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19: Bài 2 - Chèo lái doanh nghiệp vượt khó
09:54' - 30/04/2020
Nhiều bài toán khó được đặt ra cho doanh nghiệp trước bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành. Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã phải tìm mọi cách để sống chung với dịch, vượt qua khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19: Bài 1- Chuyển đổi để thích nghi
08:56' - 30/04/2020
Dịch COVID-19 như “cơn bão” bất ngờ ập đến, ảnh hưởng tới đời sống, KTXH. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Tp. HCM nói riêng đang bị tác động lớn, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.