Cơ hội nào cho Canada trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Tờ Global & Mail mới đây đã có bài phân tích về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với Canada. Có ý kiến cho rằng các công ty Canada có thể “khai thác” các mức thuế quan trừng phạt mà Mỹ và Trung Quốc áp lên hàng hóa nhập khẩu lẫn nhau, và đồng đô la Canada (CAD) xuống giá để bán nhiều hàng hóa hơn sang Mỹ và Trung Quốc. Nhưng điều này đã không xảy ra, trừ một số ít mặt hàng mà Canada có năng lực xuất khẩu dồi dào, chẳng hạn như lâm sản.
Theo Brian DePratto, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Dominion (có trụ sở tại Toronto), kịch bản cho rằng các doanh nghiệp Canada có thể ồ ạt lấp đầy khoảng trống mà căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tạo ra, dường như khó trở thành hiện thực. Canada không có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với các cơ hội thương mại.Nhìn lại một số mặt hàng chủ chốt mà Mỹ bán sang Trung Quốc, đó là máy bay, máy móc thiết bị, đậu tương, các dòng xe thể thao đắt tiền, và các sản phẩm bán dẫn. Canada không sản xuất các sản phẩm này với khối lượng đủ để trở thành một nhà cung cấp thay thế. Như chuyên gia DePratto đã chỉ ra, Mỹ bán máy bay thương mại Boeing thân rộng, trong khi Canada sản xuất máy bay phản lực nhỏ và máy bay động cơ tua-bin cánh quạt.Tình hình tương tự đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Canada. Canada trong thời gian ngắn không thể dễ dàng tăng cường sản xuất xe thể thao đa dụng (SUV) hay đậu tương với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.Theo chuyên gia DePratto, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trải rộng trên nhiều hạng mục mà Canada cần đầu tư mạnh để chiếm được thị phần.Canada có trồng đậu tương, nhưng với khối lượng tương đối nhỏ. Đậu tương chỉ chiếm 10% đất canh tác mà Canada dành để trồng ngũ cốc và hạt có dầu. Phần lớn đất nông nghiệp được dành cho hạt cải dầu. Trong khi đó, một số nước khác đang ở vào vị trí thuận lợi hơn Canada nhiều để nhanh chóng chớp lấy cơ hội này. Brazil, hiện là nhà sản xuất đậu tương chủ chốt của thế giới, đang thay thế Mỹ trở thành nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc.Một số tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Apple (điện thoại và máy tính), Caterpillar (thiết bị xây dựng) và Nvidia (chip máy tính) trong những tuần qua đã thừa nhận rằng nhu cầu yếu đi tại Trung Quốc đang ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của họ. Trong khi đó, Canada không có thế mạnh về các mặt hàng trên.Canada cũng vấp phải một số trở ngại trong việc nắm bắt các cơ hội tại Mỹ. Chẳng hạn như Mỹ có thể mua thêm nhôm từ Canada. Nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã vô hiệu hóa lợi thế của Canada bằng việc đánh thuế đối với nhôm nhập khẩu từ "xứ sở lá phong". Đáng buồn là Canada không còn sản xuất nhiều mặt hàng mà Mỹ mua khối lượng lớn từ Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, các hãng chế tạo của Canada đã "nhường" lại thị phần tại Mỹ cho các nhà xuất khẩu từ các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc, trong các lĩnh vực như thép, nhựa và đồ chơi.Trong khi đó, một số nhân tố khác cũng đang chống lại Canada ở thời điểm này. Mặc dù đồng CAD của Canada mất giá so với USD, nhưng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự. Đồng NDT yếu giúp các sản phẩm của Trung Quốc duy trì được sức cạnh tranh tại Mỹ, cho dù phải gánh mức thuế quan cao.Cuối cùng là "cuộc chiến" đang diễn ra giữa Canada và Trung Quốc liên quan đến số phận của Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei, bà Mạnh Vãn Chu. Trong vụ việc này, Canada đang bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc. Ít nhất hai công dân Canada đã bị bắt giữ tại Trung Quốc trong một động thái mà giới quan sát cho rằng Bắc Kinh trả đũa việc Ottawa bắt giữ CFO của Huawei hồi đầu tháng 12/2018. Hiện Washington đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu về Mỹ, nơi bà bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.Việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu có nguy cơ làm giảm số lượng sinh viên và du khách Trung Quốc tới Canada. Mảng này chiếm một phần lớn trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Canada sang Trung Quốc.Trong khi đó, kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại. Ngay cả khi Canada có thành công trong việc giành thêm thị phần xuất khẩu, thì có lẽ hoạt động xuất khẩu cũng không thể tăng ròng.Bài học hiển nhiên đối với Canada ở đây đó là không thể đi tắt để phục hồi nền kinh tế xuất khẩu. Các công ty Canada sẽ phải chiến đấu quyết liệt để giành thị phần, thông qua việc khai thác các thỏa thuận thương mại mới đạt được tại châu Âu và châu Á, phải đổi mới để sản xuất các hàng hóa mà đối thủ không làm được và tìm kiếm các thị trường phù hợp với lợi thế tự nhiên của Canada./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đề xuất nhập khẩu chất bán dẫn từ Mỹ với giá trị 200 tỷ USD
13:11' - 15/02/2019
The Wall Street Journal của Mỹ số ra ngày 14/2 đưa tin Bắc Kinh đã đề xuất tăng nhập khẩu chất bán dẫn từ Mỹ vào Trung Quốc với giá trị 200 tỷ USD (gấp 5 lần hiện nay) trong 6 năm tới.
-
Giá vàng
Giá vàng giảm nhẹ trước tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
08:41' - 15/02/2019
Giá vàng kỳ hạn tại Sàn Giao dịch hàng hóa New York chốt phiên 14/2 giảm nhẹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Ấn Độ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
21:11' - 14/02/2019
Xuất khẩu của Ấn Độ nhiều khả năng tăng khoảng 11 tỷ USD nếu các biện pháp thuế được đề xuất giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực vào tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chiến thuật "câu giờ" linh hoạt
20:30' - 14/02/2019
Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành vòng đàm phán thương mại cấp cao được xem là mang tính quyết định trước thời điểm"thỏa thuận đình chiến" 90 ngày giữa hai bên hết hiệu lực vào ngày 1/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
08:14'
Anh và Nhật Bản đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.