"Đón sóng" thực phẩm sạch: Yếu tố cốt lõi là niềm tin
Tại diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng: "Đón sóng" thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức ngày 23/8, tại Hà Nội, các đại biểu đều cho rằng, vấn đề niềm tin đang là một rào cản khổng lồ ngăn cản giữa người sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch với người tiêu dùng.
Mở đầu diễn đàn, ông Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đưa ra con số có tới 250 người mắc ung thư mỗi ngày và nguyên nhân hàng đầu là do sử dụng thực phẩm bẩn.
Những tác nhân gây ung thư của thực phẩm bẩn như chuối ngâm chất diệt cỏ, thịt lợn biến thành thịt bò trong tích tắc, táo hạt mốc nhưng ruột vẫn tươi, lạc để cả năm không bị mốc… Dù sợ hãi thực phẩm bẩn đã lên tới đỉnh điểm, nhưng việc tiếp cận thực phẩm sạch của người Việt lại là con đường vô cùng gập ghềnh.
Điển hình như tại Hà Nội, với dân số 10 triệu người, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt, 600 tấn cá, 3.200 tấn rau các loại. Nhưng trong danh sách các địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố gần đây mới chỉ có 7 địa điểm.
Điều này cho thấy, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người dân tiếp cận được với thực phẩm sạch. Con số này cũng cho thấy, thực phẩm sạch là một thị trường vô cùng hấp dẫn, đầy tiềm năng phát triển đối với những hộ kinh doanh, sản xuất.
Thị trường tiềm năng lớn như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch vẫn thất bại. Một trong những nguyên nhân chính được bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH chỉ ra, nếu thị trường thiếu minh bạch và doanh nghiệp cũng thiếu minh bạch trong sản xuất, kinh doanh thì việc thất bại trong lĩnh vực thực phẩm sạch là điều kiện có thể đoán trước.
Bà Thái Hương cho rằng, 3 khâu cần minh bạch là giống, phân bón và bảo quản. Yếu tố cốt tử đầu tiên để một doanh nghiệp có thể thành công trong lĩnh vực thực phẩm sạch là minh bạch.
Minh bạch là cội nguồn của bất kỳ nhà sản xuất nào và đây cũng là lý do thôi thúc bà tham gia vào lĩnh vực sữa năm 2008, bởi khi đó, thị trường sữa đang cực kỳ kém minh bạch.
Theo ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, đón sóng thực phẩm sạch cũng là xây dựng niềm tin mới. Do đó, phải xây dựng và giữ niềm tin vì không có niềm tin thì không thể phát triển được.
Thị trường thực phẩm sạch đang mở ra thời cơ vàng cũng khiến cho không ít chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại nếu chậm chân hơn nữa, cơ hội đó sẽ mở ra cho các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí có thể bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu.
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thách thức lớn nhất hiện nay là Việt Nam không đảm bảo được tiêu chuẩn biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) để có thể tận dụng cơ hội khi các đối tác đưa thuế nhập khẩu của rất nhiều sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam xuống 0% ngay khi các Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.
Trong trường hợp không đảm bảo được tiêu chuẩn SPS thì cơ hội không tận dụng được và thách thức sẽ ập đến.
Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, vấn đề cấp bách đặt ra là phải đảm bảo sản xuất nông sản, thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm sạch. Đảm bảo nông sản, thực phẩm sạch không chỉ là yêu cầu của xuất khẩu và quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe của người dân Việt Nam.
Do vậy, cần nhận thức lại quan điểm về phát triển nông nghiệp. Đó là chuyển từ chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện sang phát triển một nền nông nghiệp đa chức năng dựa trên lợi thế so sánh; chuyển từ phát triển nền nông nghiệp theo quan niệm truyền thống sang coi nông nghiệp là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
"Tái cơ cấu nông nghiệp phải đáp ứng được 2 yêu cầu tập trung ruộng đất hình thành vùng sản xuất lớn và áp dụng tiến bộ công nghệ, hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng ứng từ gieo trồng, canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến người tiêu dùng.
Nông dân là chủ thể của quá trình tái cơ cuấ nhưng doanh nghiệp phải là hạt nhân giữ vai trò trung tâm. " - ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Liên kết “4 nhà” cung ứng thực phẩm an toàn cho Hà Nội
19:30' - 12/08/2016
Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn trong khi khả năng sản xuất tại chỗ mới đảm bảo khoảng 69% nhu cầu thịt, 32% thủy sản, 38% gạo tẻ chất lượng, 60% rau - củ - quả và 18% trái cây tươi.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lương thực thực phẩm ít hưởng lợi từ TPP
18:00' - 08/08/2016
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), không mang lại cơ hội cho xuất khẩu lương thực thực phẩm Việt Nam tăng nhiều, trong khi nhập khẩu sẽ tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn thực phẩm: Ưu tiên khảo sát an toàn tại nhà máy chế biến
18:53' - 26/07/2016
Kiểm tra phân loại và chứng nhận cho thấy tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm mới đạt 79,76% (cuối năm 2015 là 78,3%).
-
Thị trường
Kiểm tra thông tin "thực phẩm bẩn-người dân đang bị đầu độc"
19:22' - 19/07/2016
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương kiểm tra sự việc
-
Hàng hoá
Liên kết tiêu thụ thực phẩm sạch: Vẫn mạnh ai nấy làm
17:53' - 07/06/2016
Thực tế cho thấy, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở Hà Nội còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo hình thức mạnh ai nấy làm,
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.