Đồng tiền chung Eco của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi có thể lại "lỡ hẹn"
Theo lịch trình, đồng tiền chung Eco của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) sẽ ra mắt vào năm 2020, nhưng thời hạn này sau đó đã bị hoãn lại đến năm 2027. Một số thông số hiện tại cho thấy nguy cơ làm chệch hướng lộ trình triển khai đồng Eco theo thời hạn mới này.
Kế hoạch lưu hành đồng tiền chung Eco vào năm 2027 được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 59 của ECOWAS, diễn ra vào ngày 19/6 tại thủ đô Accra (Ghana). Thoạt nhìn, khung thời gian này dường như đủ để các quốc gia chuẩn bị cho sự ra đời của đồng Eco trong khoảng 5 năm rưỡi tới.
Theo lộ trình được thông qua, việc thiết lập một loại tiền tệ chung cho 15 quốc gia ECOWAS được thực hiện trong 2 giai đoạn. Đầu tiên là hiện thực hóa sự ra mắt đồng tiền chung cho 6 quốc gia trong khu vực, hiện mỗi quốc gia có đơn vị tiền tệ riêng của họ. Nói cách khác, 6 quốc gia thuộc Khu vực tiền tệ Tây Phi (WAMZ) - gồm Gambia, Ghana, Guinea, Nigeria và Sierra Leone, Liberia - sẽ tiến hành mắt đồng tiền chung ECO trước.
Và trong giai đoạn thứ hai, 8 quốc gia ECOWAS khác (gồm Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo), thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và có điểm chung là sử dụng đồng franc CFA, sẽ tiếp tục triển khai đồng tiền Eco mới. Cape Verde có thể tham gia triển khai đồng tiền chung này bất cứ lúc nào trong quá trình này.
Khu vực UEMOA dường như đã sẵn sàng cho sự ra đời của đồng Eco vì họ đang sử dụng đồng tiền chung (là đồng franc CFA). Tuy nhiên, các quốc gia WAMZ cần nhiều thời gian hơn để từ bỏ đồng nội tệ của họ để chuyển sang đồng nội tệ khu vực. Ngoài khía cạnh kỹ thuật, các nước trong khu vực cũng sẽ cần giải quyết các khía cạnh pháp lý và sự ảnh hưởng của đồng tiền mới đối với mỗi quốc gia.
Vấn đề tiêu chí chung là một trở ngại có thể không vượt qua được đối với một số quốc gia. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các quốc gia đã quyết định tạm dừng việc thực hiện hiệp ước hội tụ giai đoạn 2020-2021.
Jean-Claude Kassi Brou, Chủ tịch Ủy ban ECOWAS, giải thích vào ngày 19/6 vừa qua rằng, hiện tại có một lộ trình mới và một hiệp ước hội tụ mới, bao gồm lộ trình giai đoạn 2022-2026, và đến năm 2027 sẽ ra mắt đồng Eco. Các tiêu chí hội tụ chính là thâm hụt ngân sách được giới hạn ở mức 3% GDP, lạm phát ở mức tối đa 10% và nợ công dưới 70% GDP.
Ngoài thâm hụt ngân sách ngày càng tăng do đại dịch, có thể nói các nước UEMOA đang tôn trọng hiệp ước đang có hiệu lực hiện nay. Tuy nhiên, ở các quốc gia WAMZ khác, những điều này khó có thể được đáp ứng, đặc biệt là lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Nigeria có tỷ lệ lạm phát hai con số, cao hơn nhiều so với mức dưới 2% của các nước UEMOA. Và theo dự báo, tỷ lệ lạm phát ở Nigeria dự kiến sẽ ổn định ở mức 15,97% vào năm 2021, và sẽ giảm dần xuống 10,49% vào năm 2026.
Theo các tiêu chí do ECOWAS đề ra, mỗi quốc gia phải duy trì trong ít nhất 3 năm hiệp ước hội tụ trước khi dự án đồng tiền chung có thể ra đời. Nói cách khác, tất cả các quốc gia trong khu vực phải đáp ứng tất cả các tiêu chí hội tụ từ cuối năm 2023, chậm nhất là đến cuối năm 2026. Do đó, các quốc gia có hai năm rưỡi để tuân thủ đầy đủ tất cả các tiêu chí này.
Ngoài việc đáp ứng tiêu chí lạm phát, vốn có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng ở Nigeria, ngưỡng thâm hụt ngân sách 3% cũng có thể là một hạn chế, đặc biệt nếu tình hình kinh tế hiện tại không được cải thiện.
Trong 5 năm qua, ngưỡng thâm hụt ngân sách của Nigeria đã tăng từ 3,79% GDP vào năm 2018 lên mức 4,79% GDP vào năm 2019. Thâm hụt ngân sách của Nigeria càng nới rộng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với tài chính công của nước này.
Ghana, quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thứ hai trong khu vực, có thâm hụt ngân sách dự kiến là 5% GDP vào năm 2024. Ngoài ra, quốc gia này đang mắc nợ nặng nề, tỷ lệ nợ tương đương 77,5% GDP vào năm 2020, so với 62,4% GDP vào năm 2019. Tình hình có thể tồi tệ hơn nữa trong năm 2021, và có thể ngăn cản Ghana, cường quốc kinh tế thứ hai của ECOWAS, hoàn thành một số tiêu chí hội tụ khác vào cuối năm 2023.
Rõ ràng, rủi ro lớn đối với đồng Eco là một số quốc gia trong WAMZ không thể đáp ứng các tiêu chí hội tụ kinh tế vĩ mô cần thiết để trở thành một phần của khu vực tiền tệ mới. Tuy nhiên, do Nigeria và Ghana chiếm 80% GDP của ECOWAS, nên việc tung ra một loại tiền tệ chung khu vực mà không có hai quốc gia này là điều không tưởng.
Ngoài ra, trở ngại chính đối với đồng tiền chung là việc một số quốc gia không thực sự ủng hộ sự ra đời của Eco. Và thật không may, trong số những quốc gia đó lại có "người khổng lồ" của khu vực, đó là Nigeria. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Phi, Nigeria là cường quốc kinh tế hàng đầu của châu Phi, chiếm hơn 70% GDP của khu vực và khoảng 54% dân số.
Nước xuất khẩu dầu lớn duy nhất trong khu vực này cho đến nay vẫn chưa quyết định đóng vai trò là đầu tàu của tiến trình hội nhập khu vực. Ngược lại, Nigeria thậm chí còn có xu hướng phản đối quá trình thực hiện đồng tiền chung này.
Cuối cùng, đối với một số nước, lộ trình đã được thông qua có vẻ hơi "chặt chẽ" do thiếu tầm nhìn liên quan đến thực tế là đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trong khu vực.
Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu biến thể virus Delta (được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) đang lây lan tại nhiều nơi, qua đó làm chậm quá trình mở cửa các nền kinh tế thế giới. Tất cả những yếu tố này cho thấy sự ra đời của đồng Eco vào năm 2027 là không thể. Và sẽ cần thêm thiện chí từ phía một số quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Nigeria./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Mới hơn 1% dân số châu Phi được tiêm vaccine phòng COVID-19
14:55' - 02/07/2021
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Phi (Africa CDC), khoảng 1,07% dân số châu Phi đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải “bài toán” thiếu hụt vaccine cho châu Phi
17:51' - 14/06/2021
Một trong những giải pháp cho bài toán thiếu hụt vaccine ở châu Phi là kêu gọi các nước giàu chia sẻ nguồn vaccine dư thừa hoặc tăng cường cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX.
-
Tài chính & Ngân hàng
Pháp thực hiện cải cách đồng tiền CFA
08:19' - 06/05/2021
Pháp sẽ chuyển 5 tỷ euro dự trữ ngoại hối của các quốc gia Tây Phi sử dụng đồng franc CFA sang Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi (BCEAO).
-
Kinh tế Thế giới
Nigeira đầu tư gần 2 tỷ USD khởi công dự án đường sắt nối với Niger
08:39' - 10/02/2021
Ngày 9/2, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã khởi công xây dụng dự án đường sắt trị giá 1,96 tỷ USD, nối nước này với quốc gia láng giềng Niger nhằm thúc đẩy kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các siêu dự án cơ sở hạ tầng đang định hình tương lai châu Phi
07:32' - 16/01/2021
Hệ thống giao thông sáng tạo và thành phố thông minh đang được phát triển trên khắp "lục địa đen" để thúc đẩy nền kinh tế và tăng cơ hội giao thương, góp phần định hình tương lai của châu lục này.
-
Công nghệ
Năm 2020 khởi sắc đối với các công ty công nghệ châu Phi
06:40' - 02/01/2021
Các nhà đầu tư và phân tích cho rằng các ứng dụng do châu Phi phát triển đang chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu người dân và khả thi hơn so với các ứng dụng được phát triển ở Thung lũng Silicon, Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng hiện thực hóa Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi
06:30' - 11/12/2020
Trang dailymaverick.co.za ngày 8/12 đăng bài phân tích về những tiến bộ quan trọng đạt được nhằm thực thi Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) vào ngày 1/1/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.