Giám sát các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai ở Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chiều 1/4, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội cùng các sở, ngành đã giám sát tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Theo báo cáo của UBND quận Nam Từ Liêm, thời gian qua, nhiều dự án trên địa bàn đã được đầu tư đưa vào sử dụng, góp phần hiện thực hóa quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó còn tồn tại các dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày 1/7/2014 (ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) nhưng nhà đầu tư chưa triển khai theo tiến độ được phê duyệt, phải thực hiện điều chỉnh tiến độ hoặc gia hạn sử dụng đất. UBND quận Nam Từ Liêm cho biết đã chủ động kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn, đề xuất UBND thành phố thu hồi giao cho địa phương đầu tư xây dựng.UBND quận phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát 36 dự án (14 dự án nhà ở; 6 dự án trường học, nhà trẻ, bệnh viện, trung tâm dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; 10 dự án văn phòng, khách sạn, khu trưng bày sản phẩm; 6 dự án bãi đỗ xe...) đã được giao đất, với diện tích 111,6 ha; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát 12 dự án chưa có quyết định giao đất.
Theo Báo cáo số 57/BC-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội ngày 17/7/2018, sau khi thực hiện giám sát, tại thời điểm này quận Nam Từ Liêm có 48 dự án chậm được triển khai. UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện báo cáo trên trong thời gian nhiều năm qua nhưng phần lớn các dự án đã được giám sát vẫn bị chậm tiến độ. Nguyên nhân mà quận đưa ra là do một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch phân khu, do vậy chủ trương đầu tư hết thời hạn phải xin điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.Một số dự án chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 sang Luật Đất đai năm 2013, đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tiếp tục phát sinh vướng mắc chính sách về đất dịch vụ, dẫn đến phát sinh đơn thư, khiếu kiện ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện.
Công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thấp hơn giá đất các chủ đầu tư thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên một số hộ dân chậm phối hợp thực hiện. Một số dự án phải điều chỉnh theo quy hoạch phân khu đô thi.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư có năng lực còn hạn chế, chưa tích cực phối hợp với các sở, ngành của thành phố và quận để hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định. Có nhà đầu tư còn không liên hệ với quận để tổ chức giải phóng mặt bằng... Nhiều thành viên Đoàn giám sát cho rằng có khoảng 27 dự án đã được kiểm tra, thanh tra, giám sát của HĐND qua nhiều năm nhưng đến nay không chuyển biến, vẫn chậm trễ; trong đó có nhiều dự án rất quan trọng, phục vụ nhu cầu cấp bách của thành phố. Thành phố đang muốn khơi thông nguồn lực phát triển, an sinh xã hội nhưng nhiều dự án thì vẫn bị "đắp chiếu". Đoàn giám sát cho rằng Báo cáo của UBND quận Nam Từ Liêm chưa nêu được trách nhiệm của quận đối với các dự án chậm tiến độ và đề nghị quận làm rõ hơn. Đặc biệt, UBND quận Nam Từ Liêm phải giải trình đối với 3 dự án được gia hạn, vì sao lại gia hạn, trong lúc có các dự án khác tương đồng lại không được gia hạn. Vấn đề này cần được giải trình. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải nộp đầy đủ hồ sơ để HĐND thành phố xem xét đầy đủ tính pháp lý. Đoàn giám sát nhận định, trong nhiều nguyên nhân thì phần lớn nguyên nhân bị chậm tiến độ thuộc về các nhà chủ đầu tư, họ cố tình trây ì, triển khai chậm trễ. Các thành viên đoàn giám sát cũng cho rằng ngoài trách nhiệm của quận và các nhà đầu tư thì vẫn còn tình trạng các sở, ngành liên quan có tinh thần trách nhiệm chưa cao trong quản lý. Về 6 dự án sử dụng diện tích đất lớn (trong 48 dự án chậm tiến độ) như: Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Cửu Long, Công ty Cổ phần Nhật Quân Anh, Hợp tác xã Thống Nhất, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, Công ty TNHN Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương, Công ty TNHN Một thành viên Phát triển khách sạn Hoa Sen..., Đoàn giám sát đề nghị cần có giải pháp mạnh để đẩy nhanh tiến độ tránh lãng phí nguồn lực.Phát biểu kết luận, bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, Trưởng Đoàn giám sát, nhấn mạnh: Việc để các dự án chậm trễ kéo dài một phần là do yếu tố khách quan, còn phần lớn là do trách nhiệm quản lý của quận, sở, ngành liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư vẫn cố tình chây ỳ, không liên hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Mặc dù HĐND thành phố đã có giám sát, chất vấn và rất quan tâm đến việc quản lý tài nguyên đất đai, nhưng kết quả thực hiện không được như mong muốn.
Bà Phùng Thị Hồng Hà yêu cầu quận Nam Từ Liêm và các sở, ngành liên quan cần rà soát lại hồ sơ, thủ tục để tháo gỡ khó khăn đối với những dự án vướng cơ chế chính sách; quyết tâm đề xuất thu hồi đối với dự án không khả thi và kéo dài quá lâu mà không có chuyển động. Đối với các dự án quan trọng, có diện tích đất lớn thì HĐND sẽ rút hồ sơ để nghiên cứu một cách toàn diện nhằm đưa ra phương án báo cáo, đề xuất với Thành ủy Hà Nội chỉ đạo một cách sát thực hơn./.>>Hà Nội đề nghị xử lý chủ đầu tư dự án cố tình chây ì các nghĩa vụ với nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
19:30' - 03/03/2021
Chiều nay (3/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai: Hầu hết dự án trọng điểm chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng khó khăn
15:24' - 03/03/2021
Hầu hết các dự án trọng điểm (đang xây dựng) của Đồng Nai chưa đạt yêu cầu về tiến độ, nguyên nhân do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
“Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
14:33'
“Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh trở thành "cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản Hải Phòng đứng trước biến động lớn
14:00'
Giới đầu tư nhận định, năm 2025 là năm vàng của thị trường bất động sản Hải Phòng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần chính sách đảm bảo cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu ở thực.
-
Bất động sản
Dòng tiền đổ về Vinhomes Green City, “chốt đơn” nhà phố với vốn ban đầu chỉ từ 550 triệu đồng
21:04' - 11/07/2025
Từ cuối tháng 6, giới đầu tư càng đổ mạnh về Tây Bắc TP.HCM khi dự án được trông đợi nhất là Vinhomes Green City chính thức ra hàng.
-
Bất động sản
Xu hướng mới cho bất động sản công nghiệp
16:36' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đang định hình lại đáng kể chiến lược của các nhà đầu tư.
-
Bất động sản
Cải cách thể chế mở rộng dư địa hút vốn vào bất động sản
14:48' - 11/07/2025
Tinh gọn bộ máy tạo ra khung thể chế mới với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các hoạt động đầu tư, trong đó có bất động sản – lĩnh vực vốn phụ thuộc sâu vào quy trình phê duyệt và cơ chế pháp lý.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản các tỉnh, thành khu vực phía Nam tăng tốc
14:44' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam bắt đầu xuất hiện những tín hiệu hồi phục tích cực trong hai tháng gần đây, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ chung cư.
-
Bất động sản
The RiO và tọa độ tâm mạch kết nối giao thương giữa trung tâm Đà Nẵng
11:28' - 11/07/2025
The RiO - phân khu thấp tầng thuộc quần thể Sun Ponte Residence với tầm nhìn trực diện sông Hàn hứa hẹn sẽ là tọa độ hút giới đầu tư tại Đà Nẵng thời gian tới.
-
Bất động sản
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ thị trường bất động sản
09:59' - 11/07/2025
Theo giới phân tích Trung Quốc, sau mùa bán hàng cao điểm truyền thống, động lực của thị trường bất động sản nước này gần đây đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
-
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội vẫn cao dù nguồn cung tăng mạnh
16:07' - 10/07/2025
CBRE thông tin, tổng nguồn cung căn hộ chung cư mở bán mới trong 6 tháng đầu năm tại Thủ đô Hà Nội đạt hơn 10.760 căn. Đây là mức cao thứ hai trong vòng 5 năm qua, chỉ sau cùng kỳ năm 2024.