Giảm tiền thuê đất tạo nguồn lực đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng
Năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; trong đó, đặc biệt quan trọng là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8-1% và thực hiện thành công 71 chỉ tiêu khác.
Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo: "Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030". Nhiều giải pháp đã được Chính phủ triển khai ngay từ đầu năm và nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.
Mới đây, thông qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều doanh nghiệp và hiệp hội đề xuất Bộ Tài chính và Chính phủ giảm 30% tiền thuê đất phải nộp; qua đó sẽ giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu và đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% của cả nước.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) bày tỏ quan điểm, thống nhất với phương án xây dựng chính sách giảm tiền thuê đất năm 2025 của Bộ Tài chính đưa ra và nhận xét, chính sách này phù hợp với quyết tâm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 của Chính phủ, hướng tới tạo đà cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số. Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần một nửa GDP quốc gia và sẽ là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế, do đó, Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá trong sản xuất, đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh dự báo kinh tế năm 2025 còn nhiều khó khăn.
"Năm nay, xuất khẩu dự báo đối mặt với nhiều thách thức, trong khi áp lực lạm phát và chi phí nguyên liệu sản xuất tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng", ông Đậu Anh Tuấn nhận định. Thực tế, chính sách giảm tiền thuê đất cũng đã được áp dụng qua các năm từ 2020-2024. Bình quân mỗi năm, số tiền thuê đất, thuê mặt nước được giảm khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng. Tỷ lệ giảm như các năm trước đây là 30% cũng là hợp lý và nên tiếp tục kéo dài qua năm 2025. Giảm 30% tiền thuê đất giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn trong giới hạn, không ảnh hưởng đáng kể đến tổng thu ngân sách Nhà nước. Qua tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu ở nhiều doanh nghiệp, bà Đặng Thị Sinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản 24h cho hay, nhu cầu đất đai, xây dựng nhà xưởng thì luôn nhiều, năm 2024 và 2025, doanh nghiệp vẫn chưa "vợi bớt" khó khăn bởi chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động của khủng hoảng tài chính, kinh tế trong nước và trên thế giới. Để duy trì tồn tại và tích lũy tài chính cho những kế hoạch đầu tư dài hạn, tạo đà và sức bật cho doanh nghiệp tăng trưởng trong giai đoạn tới đây, chủ trương tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất hàng năm phải nộp của doanh nghiệp là rất cần thiết và đúng thời điểm. Tuy nhiên, cần phải chọn đúng đối tượng để đảm bảo sự công bằng xã hội và doanh nghiệp dù quy mô nhỏ tới đâu cũng đều được hưởng lợi. Điều này rất quan trọng, bởi chính sách hỗ trợ là dành cho những trường hợp khó khăn. Tình trạng cào bằng, nhiều khi không chỉ gây tâm lý bất bình mà còn tổn hại tới nguồn lực tài chính của đất nước. Từ thực tiễn doanh nghiệp, ông Phạm Hải Long, Tổng giám đốc Công ty Agrex Sài Gòn cho biết, hiện tại, thị trường còn nhiều khó, đơn hàng chưa nhiều trong khi gánh nặng về chi phí đầu vào, lãi suất vẫn đang khiến doanh nghiệp "oằn" mình gánh chịu. Doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ bằng những chính sách thiết thực để vượt qua những thách thức tạm thời hiện nay và ổn định sản xuất. Doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước hay gia hạn thời hạn nộp các loại thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu, đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê mặt nước hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chỉ cần được giảm bớt 30% tiền thuê đất cũng là rất đáng quý và trân trọng, giúp giảm sẽ bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Tài chính
VCCI đề xuất cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu
10:48' - 30/12/2024
Hệ số nợ ảnh hưởng đến sự ổn định rủi ro vỡ nợ không chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ mà còn nhiều yếu tố khác như rủi ro hoạt động, áp lực cạnh tranh, nên hệ số nợ nên là tiêu chí sàng lọc rủi ro đầu vào
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Phú Yên chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội
13:20'
UBND tỉnh Phú Yên đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại thành phố Tuy Hòa.
-
Bất động sản
Đơn giản các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
11:29'
Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện Công điện số 19/CĐ- BXD ngày 22/5/2025 của Bộ Xây dựng về việc đôn đốc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Để nhà ở xã hội không còn xa tầm với của người có thu nhập thấp
10:11'
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa đưa ra lộ trình hoàn thành hơn 94.300 căn nhà ở xã hội trọng giai đoạn từ nay đến năm 2030.
-
Bất động sản
Tập đoàn CEO hé lộ chiến lược "bung hàng" Sonasea Sparkling
16:05' - 26/05/2025
Sonasea Sparkling là dòng sản phẩm chiến lược mới, đồng thời là căn hộ biển đầu tiên trong tổ hợp Sonasea Vân Đồn Harbor City – quần thể du lịch nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn tại Vân Đồn.
-
Bất động sản
Tận dụng lợi thế để phát triển khu công nghiệp sinh thái, thông minh
14:45' - 26/05/2025
Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp thông minh, dựa trên 3 nhóm lợi thế như: vị trí địa lý, động lực chính sách và cải thiện về nền tảng hạ tầng – nhân lực.
-
Bất động sản
VARS đề xuất giải pháp đưa đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội về đích
19:11' - 24/05/2025
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đang vướng nhiều khó khăn pháp lý, vốn, cơ chế; cần đồng bộ hóa chính sách để đạt hiệu quả thực chất.
-
Bất động sản
Vân Đồn sẵn sàng thành đặc khu kinh tế phía Bắc
18:13' - 23/05/2025
Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc – giờ không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển đầu tiên của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.
-
Bất động sản
Ra mắt ấn phẩm đầu tiên dự báo xu hướng của ngành nội thất Việt
16:53' - 23/05/2025
Ấn phẩm được kỳ vọng trở thành công cụ tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển bất động sản, kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và cả những đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Bất động sản
Doanh số bán nhà tại Mỹ thấp nhất kể từ năm 2009
15:12' - 23/05/2025
Doanh số bán nhà đã qua sử dụng trong tháng 4/2025 tiếp tục giảm 0,5% so với tháng trước đó và là doanh số bán nhà thấp nhất kể từ năm 2009.