Indonesia phát triển mạnh nguồn nhân lực
Theo báo Jakarta Post, trong một hội thảo gần đây tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Jakarta, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, kêu gọi nâng cấp hệ thống giáo dục hiện tại.
Bà nói rằng các trường nên điều chỉnh cách tiếp cận của họ để dạy các kỹ năng mềm, đào tạo giáo viên mới và đơn giản hóa chương trình giảng dạy của mình.
Là một phần của những nỗ lực này, Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết chính phủ đã phân bổ 20% của khoản ngân sách tổng cộng 495.000 tỷ rupiah (35,4 tỷ USD) trong tổng ngân sách nhà nước trong năm nay cho giáo dục. Với sự phân bổ đó, Chính phủ Indonesia hy vọng rằng tất cả mọi người, bao gồm 9,8% tổng số dân hiện còn bị xếp vào diện nghèo khó có quyền tiếp cận giáo dục.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết thêm các quỹ sẽ được sử dụng để hỗ trợ học bổng, cung cấp các khoản trợ cấp giáo dục cho người nghèo như Thẻ thông minh Indonesia (KIP), cũng như thành lập và vận hành nhiều trường dạy nghề hơn.
Chương trình cải thiện giáo dục là một trong những nội dung quan trọng được chính phủ của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) hết sức quan tâm, theo đó Indonesia cần phải chủ động trong công tác giáo dục- đào tạo để sớm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Trong cuộc chạy đua vào nhiệm kỳ thứ hai sẽ diễn ra vào tháng Tư năm nay, một trong những cam kết của ông Jokowi đối với các cử tri là tích cực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực để cải thiện các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng cơ bản.
Bộ trưởng Nguồn Nhân lực Indonesia, Hanif Dhakiri, vào cuối năm ngoái cho biết chính phủ sẽ tập trung vào việc cải thiện năng lực của các công nhân lành nghề bằng cách đào tạo các khóa học cơ bản để cấp chứng chỉ. Những nỗ lực này bao gồm cải thiện việc tăng cường tiếp cận và phát triển hơn nữa chất lượng đào tạo nghề và các chương trình thực tập với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
Chính phủ Indonesia cũng có kế hoạch hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp các chương trình thực tập độc lập, ông Hanif cho biết.
Cũng trong cuộc hội thảo về phát triển nguồn nhân lực phục vụ Cách mạng Công nghiệp 4.0 vừa qua, Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp đại học phải nhận thức được những thay đổi trong hệ thống kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong thời đại hiện nay để chủ động về tương lai của mình.
Các chuyên gia trên toàn thế giới cũng dự đoán rằng sự phát triển nhanh của công nghệ sẽ tiếp tục phá vỡ thị trường việc làm khi nó được thiết lập để thay thế con người tại nơi làm việc. Theo một nghiên cứu năm 2018 của công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, 800 triệu việc làm sẽ bị thay thế bằng tự động hóa vào năm 2030.
Với những thay đổi đi kèm với sự phát triển công nghệ, ông Kalla cho biết Indonesia nên tận dụng lợi thế nhân khẩu học của mình vào năm 2030 khi phần lớn dân số của quốc gia này trong độ tuổi lao động.
Ông Kalla nói rằng nhận thức về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ giúp người lao động đảm bảo một công việc trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn đang phát triển tốt. Khi công nghệ phát triển vượt bậc và thay thế nhiều hoạt động của con người có nghĩa là rất nhiều công việc sẽ biến mất trong khi nhiều công việc mới lạ bắt đầu xuất hiện. Những lĩnh vực mới này là những gì các tổ chức giáo dục nên tập trung đào tạo cho sinh viên của mình.
Đã có một số trường đại học của Indonesia nắm bắt được xu hướng này và chủ động trong công tác đào tạo của mình điển hình như Đại học Prasetiya Mulya, nơi đã giới thiệu một chương trình khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ứng dụng (STEM) vào năm 2017 để trang bị cho sinh viên trước những thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hiệu trưởng Đại học Prasetiya Mulya, Djisman Simandjuntak, cho biết năm ngoái trường đã chuẩn bị nhiều phương tiện khác nhau cho sinh viên, bao gồm tòa nhà phòng thí nghiệm Prasetiya Mulya và trung tâm học tập kỹ thuật số.
Viện STEM của trường đại học STEM hiện cung cấp sáu chương trình học đại học, bao gồm: toán kinh tế, kỹ thuật hệ thống máy tính, công nghệ kinh doanh kỹ thuật số, kỹ thuật năng lượng tái tạo, công nghệ kinh doanh thực phẩm và kỹ thuật thiết kế sản phẩm.
Để thúc đẩy lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani đảm bảo rằng Chính phủ Indonesia sẽ luôn sử dụng các công cụ tài chính của đất nước để phát triển nguồn nhân lực thông qua các lĩnh vực khác nhau.
Bà Sri Mulyani nói rằng Bộ Tài chính hiện đang làm việc để hỗ trợ tốt hơn cho ngành công nghiệp thông qua các chính sách tài khóa khác nhau. Chính sách tài chính của Indonesia liên quan đến các khoản miễn giảm thuế và các khoản phụ cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Có gì nghịch lý giữa tăng lương và tham nhũng ở Indonesia?
06:03' - 02/02/2019
Trang mạng The ASEAN Post mới đây đăng tải bài viết với tựa đề “Tăng lương, tăng phụ cấp có thể ngăn chặn nạn tham nhũng ở Indonesia?”.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng phát triển kinh tế của Indonesia trong năm 2019
05:30' - 11/01/2019
Trang mạng Diễn đàn Đông Á mới đây đăng tải bài viết “Năm 2019, nền kinh tế Indonesia vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn” của học giả Rainer Heufers, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Khó khăn của ngành dầu mỏ Indonesia
06:30' - 09/01/2019
Trang mạng ASEAN Post mới đây đăng bài viết của tác giả Eijas Ariffin về những lựa chọn mới mà ngành công nghiệp dầu mỏ Indonesia nên hướng tới trong năm 2019.
-
Đời sống
Chính phủ Indonesia dành 1,1 tỷ USD cho quỹ thiên tai
22:07' - 08/01/2019
Chính phủ Indonesia đã phân bổ 15.000 tỷ rupiah (tương đương 1,1 tỷ USD) từ ngân sách nhà nước năm 2019 cho công tác dự đoán và giảm nhẹ thiên tai, tăng gấp đôi so với năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
06:30' - 03/01/2019
Indonesia hiện là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 5,1%, nhưng quốc gia vạn đảo này vẫn chỉ xếp thứ 87/127 quốc gia về Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.