Kinh tế Singapore sẽ ra sao khi điều chỉnh chính sách tiền tệ?
Tác giả bài viết trên báo The Straits Times nhận định đồng đô la Singapore (SGD) sẽ tăng giá với tốc độ tương đối nhanh trong những tháng tới khi Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS, Ngân hàng trung ương) điều chỉnh các thông số chính sách tiền tệ trong tuần này để quản lý rủi ro lạm phát.
Đây sẽ là động thái thứ ba của MAS để củng cố giá trị của đồng SGD kể từ tháng 10/2021. Tuy nhiên, quyết định lần này bị chi phối bởi những rủi ro đang gia tăng nhanh chóng đối với tăng trưởng kinh tế của Singapore. Sự kết hợp giữa tăng trưởng thấp và giá cả cao vẫn đang tiếp tục leo thang – còn gọi là tình trạng lạm phát đình đốn – đã khiến một số nhà phân tích lo ngại.Họ tin rằng cú sốc đối với tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu do cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu (EU), và tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến ở Trung Quốc trong bối cảnh nhiều địa phương bị phong tỏa do COVID-19, có thể làm giảm động lực chính sách mạnh mẽ công khai của MAS.Chủ tịch MAS Tharman Shanmugaratnam cho biết: “Nguy cơ lạm phát đình đốn là có thật ở nhiều khu vực của cả thế giới phát triển lẫn đang phát triển. Lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn hiện rất có khả năng xảy ra, và vì vậy tăng trưởng sẽ chậm hơn”.Nhà kinh tế Deyi Tan của công ty Morgan Stanley khu vực châu Á đánh giá Singapore đang chịu ảnh hưởng bởi giá cả hàng hóa cao hơn và tác động lan sang cả lĩnh vực thương mại và tài chính do những căng thẳng địa chính trị, chiến lược “Không COVID” của Trung Quốc và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) theo xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ. Có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất của Mỹ với tốc độ được đẩy nhanh trong năm 2022 và năm 2023.Theo bà Deyi Tan, phải thừa nhận rằng những rủi ro lạm phát đình đốn đã tăng lên, trong khi tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn những gì mà chúng ta từng hình dung trong vài tháng qua. Một đồng tiền mạnh hơn sẽ giúp “hấp thụ” phần nào lạm phát đã “ngấm” vào hàng hóa và nguyên liệu thô nhập khẩu. Lạm phát nhập khẩu là nguồn tăng giá lớn nhất ở Singapore, quốc gia trên thực tế nhập từ nước ngoài mọi thứ mà họ tiêu dùng.Do đó, việc MAS sử dụng tỷ giá hối đoái của đồng SGD như một công cụ để đạt được nhiệm vụ ổn định giá cả trong trung hạn nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế đã khá thành công trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, Singapore trước hết là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, với phần lớn tăng trưởng kinh tế giá trị gia tăng đến từ lĩnh vực sản xuất và vận tải hàng hóa điện tử như chất bán dẫn và các linh kiện. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu khiến nhu cầu toàn cầu trở thành yếu tố quyết định then chốt đối với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore.Ông Bernard Aw, nhà kinh tế phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Coface của Pháp, đánh giá triển vọng tăng trưởng của Singapore ngày càng bị bủa vây bởi những sự bất trắc do những căng thẳng địa chính trị, giá cả hàng hóa tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu chậm lại gây ra.Ông Bernard Aw dự báo nền kinh tế “đảo quốc sư tử” có thể tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, nhưng đà tăng trưởng GDP sẽ chậm lại một cách đáng chú ý, ở mức 3,2% so với 7,6% của năm 2021. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore là 3-5%, trong khi MAS dự báo giá tiêu dùng sẽ tăng 2,5-3,5% và lạm phát cơ bản tăng 2-3% trong năm 2022.Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tác động từ nhu cầu toàn cầu giảm sẽ được bù đắp phần nào bởi việc Singapore nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế phòng dịch. Tiến sỹ Chua Hak Bin, nhà kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Maybank, cho rằng việc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ đang bị tụt hậu trong quá trình phục hồi cho đến nay, trong đó có khách sạn, giải trí, ăn uống và bán lẻ.
Ông Chua Hak Bin bổ sung rằng lĩnh vực dịch vụ và xây dựng sẽ tiếp tục phục hồi từ nền tảng thấp của năm 2021, nhưng sẽ chỉ có thể tăng tốc từ quý II/2022 trở đi với việc mở cửa trở lại và giảm bớt đáng kể các hạn chế biên giới kể từ ngày 29/3 vừa qua.Nền kinh tế trong nước được phục hồi sẽ đem lại sự thúc đẩy hơn nữa cho lạm phát. Ông Irvin Seah, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng DBS, cho rằng đà tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là mối lo ngại nhưng lạm phát sẽ là yếu tố then chốt đáng quan tâm của các nhà chức trách Singapore trong năm nay. Ông lưu ý lạm phát tổng thể có thể ở mức trung bình 3,8% trong năm 2022, cao hơn phạm vi dự báo chính thức. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách của Singapore phải cấp bách giảm lạm phát nhập khẩu.Hầu như tất cả các nhà phân tích đều nhất trí rằng MAS sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ bằng việc tạo thêm không gian cho đồng SGD tăng giá. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong quan điểm của họ về mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tăng trưởng, họ bị chia rẽ về cách thức MAS sẽ tiến hành.Morgan Stanley dự báo rằng MAS sẽ tăng độ dốc để tăng giá hơn nữa và cũng sẽ mở rộng biên độ, nhưng sẽ không điều chỉnh điểm giữa. DBS kỳ vọng việc tăng độ dốc trong khi Maybank, Coface và Nomura International hướng đến việc xác định lại điểm giữa.Không phải chỉ chính sách được quyết định ở đây mới ảnh hưởng đến nền kinh tế; những gì đang xảy ra ở Washington cũng có ý nghĩa then chốt khi lãi suất trong nước của Singapore tăng do Fed thắt chặt, mặc dù với mức độ nhỏ hơn.Morgan Stanley dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất lên 3,125% đến quý 3/2023. Đồng SGD tăng giá theo tỷ trọng thương mại có nghĩa là lãi suất trong nước sẽ tăng với mức độ ít hơn so với lãi suất liên ngân hàng của Singapore, ở mức 1,9% vào cuối năm 2022 và 2,1% vào cuối năm 2023.DBS ước tính phạm vi giao dịch giá trị trên danh nghĩa của đồng SGD so với đồng USD, hiện đang ở mức 1,34-1,37 SGD đổi 1 USD kể từ giữa năm 2021, và có thể mở rộng lên 1,34-1,39 SGD đổi 1 USD./.Tin liên quan
-
Thị trường
Singapore ghi nhận số liệu khả quan về thị trường lao động
07:38' - 11/04/2022
Theo báo cáo việc làm của Bộ Nhân lực Singapore (MOM), tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 của Singapore đã quay trở lại mức trước dịch COVID-19, ngang bằng với mức trung bình hàng quý trong năm 2018 và 2019.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường việc làm tại Singapore về mức trước đại dịch COVID-19
07:27' - 10/04/2022
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 của nước này đã quay trở lại mức trước dịch bệnh COVID-19, ngang bằng với mức trung bình hằng quý trong năm 2018 và 2019.
-
Thị trường
Lĩnh vực bán lẻ của Singapore đứt chuỗi 5 tháng tăng trưởng liên tục
06:00' - 08/04/2022
Trên cơ sở được điều chỉnh theo mùa hàng tháng, tổng giá trị bán lẻ trong tháng Hai của Singapore giảm 1,2%, ước tính đạt 3,2 tỷ SGD (2,35 tỷ USD).
-
Kinh tế & Xã hội
Singapore mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí về đêm
10:40' - 05/04/2022
Sau hai năm tạm dừng do dịch COVID-19, tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí về đêm ở Singapore được phép hoàn toàn mở cửa trở lại từ ngày 19/4, với các biện pháp an toàn phòng dịch được áp dụng.
-
Ngân hàng
Singapore có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ
08:13' - 05/04/2022
Ngân hàng trung ương Singapore có khả năng sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng này, và là lần thứ ba liên tiếp do áp lực lạm phát gia tăng bởi sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cách Singapore “bình thản chiến thắng” COVID-19
06:30' - 29/03/2022
Mặc dù số trường hợp mắc mới COVID-19 ở Singapore vẫn ở mức cao nhưng các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội ở nước này diễn ra bình thường. Vậy, Singapore có kinh nghiệm gì đáng học hỏi?
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.