Nguy cơ lạm phát thập niên 1970 quay trở lại
Hiện lạm phát của Mỹ vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của Mỹ đang cân nhắc về việc hạ lãi suất, nhưng kỳ vọng lãi suất trở lại quanh ngưỡng 0% hoặc rất thấp, như thời kỳ trước đại dịch COVID-19, gần như đã hoàn toàn “tiêu tan”. Nhưng các cố vấn của cựu Tổng thống Donald Trump lại đang thảo luận về một cách tiếp cận mới ẩn chứa nhiều rủi ro đối với chính sách tiền tệ của cường quốc lớn nhất thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.Nếu ông Trump tái đắc cử sau cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới đây và nếu cách tiếp cận này được thực hiện, có lẽ hàng thập kỷ làm việc chăm chỉ cho phép Fed giảm lạm phát hàng năm gần 4 điểm phần trăm kể từ năm 2022, xuống còn khoảng 3%, với chi phí ít hoặc không tốn kém đối với nền kinh tế thực, sẽ hủy hoại.Các cố vấn của ông Trump được cho là đang xem xét hai thay đổi chính sách bổ sung. Một đề xuất được cho là liên quan đến việc tăng cường quyền kiểm soát trực tiếp của tổng thống đối với các quyết định và quy định về lãi suất của Fed. Đồng thời, nhóm thương mại do cựu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dẫn đầu, dường như muốn làm suy yếu tỷ giá hối đoái của đồng USD.Mặc dù một số cố vấn phủ nhận mọi kế hoạch phá giá đồng USD, việc ông Trump ưu tiên lãi suất thấp hơn và đồng tiền yếu hơn đã thể hiện rõ trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông. Các chính sách được đề xuất sẽ giúp ông dễ dàng vượt qua sự độc lập của Fed và đạt được cả hai mục tiêu. Kết quả sẽ là một loại “cocktail” gây lạm phát mạnh mẽ.Mong muốn hạ thấp giá trị đồng USD của ông Trump được thúc đẩy bởi niềm tin rằng “đồng bạc xanh” quá mạnh. Điều này làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt đỏ ở thị trường nước ngoài và hàng nhập khẩu rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn. Cả ông Trump và ông Lighthizer đều coi đây là vấn đề kinh tế nổi cộm vì Mỹ đang tài trợ cho thâm hụt thương mại của mình bằng cách vay mượn hoặc nhượng lại tài sản trong nước cho các thực thể nước ngoài một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, cách giải thích này phản ánh sự hiểu biết thiển cận của thế kỷ 17 về thương mại và kinh tế. Trên thực tế, dòng tiền duy trì thâm hụt thương mại có thể được sử dụng để xây dựng các nhà máy mới, thúc đẩy việc sử dụng tốt hơn tài sản hiện có của Mỹ hoặc tài trợ cho các khoản đầu tư và doanh nghiệp mới trong nước, với tác động lan tỏa tích cực đến người lao động và doanh nghiệp Mỹ.Có thể lập luận rằng thâm hụt thương mại thấp hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm của Mỹ, từ đó tạo ra việc làm. Nhưng, với việc nước Mỹ đã có đầy đủ việc làm, Fed đang duy trì lãi suất cao hơn là để hạn chế nhu cầu và giảm lạm phát. Trong khi cơ quan này được hỗ trợ trong nhiệm vụ đó nhờ đồng USD mạnh hơn, thì việc đồng tiền yếu hơn sẽ có tác động ngược lại. Hơn nữa, giống như thuế nhập khẩu được ông Trump và ông Lighthizer ưa chuộng, đồng USD yếu hơn sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng bằng cách đẩy giá hàng hóa có chứa linh kiện nhập khẩu tăng cao.Ngay cả khi đồng USD yếu hơn và thương mại cân bằng là những mục tiêu đáng giá, thì các lựa chọn chính sách để đạt được chúng đều từ không khả thi đến có hại. Ví dụ, Kho bạc Mỹ và Fed có thể mua chứng khoán bằng ngoại tệ và bán trái phiếu bằng đồng USD. Tuy nhiên, do doanh thu hàng ngày của thị trường ngoại hối đạt gần 8.000 tỷ USD, các giao dịch mua này sẽ cần được thực hiện trên quy mô lớn, khiến bảng cân đối kế toán của Chính phủ Mỹ bị tổn thất nặng nề nếu đồng USD mạnh lên.Sự can thiệp vào thị trường tiền tệ có thể hiệu quả hơn nếu các đồng minh của Mỹ ủng hộ điều đó, giống như họ đã ủng hộ Hiệp định Plaza năm 1985. Tuy vậy, trong khi các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng lo lắng về sự yếu kém của đồng tiền nội tệ thì hầu hết các quốc gia khác lại không như vậy và sẽ cần phải thuyết phục họ ủng hộ việc phá giá đồng USD.Việc Mỹ đe dọa áp thuế đối với các quốc gia được cho là có đồng tiền yếu sẽ gây thêm bất ổn cho thương mại toàn cầu, có khả năng gây tổn hại đến đầu tư và tăng trưởng. Hơn nữa, có những nghi ngờ về việc liệu bất kỳ điều nào trong số này có thực sự giúp cải thiện đáng kể cán cân thương mại của Mỹ hay không.Điều chỉnh lãi suất là phương pháp đáng tin cậy hơn để tác động đến giá trị của đồng USD. Tuy nhiên, do các ngân hàng trung ương nước ngoài khó có thể tăng lãi suất và đi theo tiếng gọi của ông Trump có nguy cơ đẩy nền kinh tế của họ vào suy thoái, do đó Fed sẽ chịu áp lực phải hạ lãi suất sớm. Chiến lược này có thể gây lạm phát và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, vì giá hàng hóa trong nước cao hơn sẽ bù đắp mọi khoản tiết kiệm chi phí tiềm năng cho người mua nước ngoài mà đồng USD yếu hơn có thể mang lại.Mặc dù vậy, đây có thể là con đường ít gặp trở ngại nhất nếu ông Trump cố gắng thiết lập quyền kiểm soát lớn hơn của tổng thống đối với chính sách của Fed, cho dù điều đó có thể dễ dàng làm xấu đi cán cân thương mại của Mỹ.
Cách chắc chắn để làm suy yếu đồng USD và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ là giảm thâm hụt tài chính đang ngày càng tăng của chính phủ liên bang, tạo điều kiện cho Fed hạ lãi suất sớm hơn trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát. Mặc dù chính sách này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Mỹ và nền kinh tế toàn cầu, nhưng nó hầu như không nhận được sự ủng hộ chính trị từ cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa.
Việc lạm phát toàn cầu tăng vọt sau đại dịch COVID-19 đã khiến một số nhà quan sát lo ngại nguy cơ quay trở lại những năm 1970, khi lạm phát cao và dai dẳng khiến đời sống kinh tế trở nên khó lường và căng thẳng hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Vào lúc đó, phải có một cuộc suy thoái kinh tế quốc tế sâu sắc mới khôi phục được sự ổn định về giá cả. Tuy nhiên, lần này, lạm phát giảm nhanh chóng mà không cần phải suy thoái sâu, do áp lực chuỗi cung ứng giảm bớt. Fed cùng với các ngân hàng trung ương khác đã hành động dứt khoát để hạn chế nhu cầu bằng cách tăng lãi suất.
Trọng tâm của thành công này là kỳ vọng lạm phát dài hạn của thị trường vẫn được duy trì. Hành động của các ngân hàng trung ương, cùng với thành tích nhất quán của họ trong nhiều thập kỷ và tính độc lập về mặt thể chế, đã củng cố niềm tin rằng những nỗ lực kiềm chế lạm phát của họ sẽ có hiệu quả.Những diễn biến tích cực này sẽ không thể xảy ra trong một thế giới mà chính sách tiền tệ bị chính trị hóa, dưới sự kiểm soát của tổng thống và tập trung vào giá trị bên ngoài của đồng USD, thay vì giá trị bên trong quan trọng hơn nhiều. Các kế hoạch của ông Trump đối với Fed và đồng USD là “tấm vé một chiều” quay trở lại thời kỳ hỗn loạn lạm phát của những năm 1970.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Tesla phản đối thuế quan của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc
11:29' - 24/05/2024
Phát biểu trước các nhà đầu tư tại Paris, "ông chủ" hãng xe điện Tesla, Elon Musk, ngày 23/5 đã lên tiếng phản đối thuế quan của Mỹ đối với xe điện (EV) của Trung Quốc.
-
Tài chính
Nền kinh tế lớn thứ chín thế giới chật vật vì lạm phát
07:51' - 24/05/2024
Các hộ gia đình Canada đều đã nhận được thông tin tích cực về chi phí sinh hoạt khi các số liệu về lạm phát hàng tháng cho thấy rằng giá cả đang tăng ở mức dưới 3% hàng năm trong 4 tháng đầu năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu trước nguy cơ tụt hạng so với Mỹ về nghiên cứu và phát triển
06:30' - 24/05/2024
Châu Âu ngày càng “lạc nhịp” với Mỹ về công nghệ cũng như nghiên cứu và phát triển, dẫn đến nguy cơ tụt hạng của “Lục địa Già” nếu không có một chương trình đầu tư quy mô lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn đề cử nhân sự tư pháp thứ 200 của Tổng thống J.Biden
14:30' - 23/05/2024
Với 66 phiếu thuận và 28 phiếu chống, ngày 22/5, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn Thẩm phán Angela Martinez làm thẩm phán tòa án quận liên bang ở Arizona.
-
Doanh nghiệp
Bước tiến mới của "đại gia" công nghệ Mỹ
12:50' - 23/05/2024
Ngày 22/5, đại gia công nghệ Amazon của Mỹ cho biết bộ phận điện toán đám mây AWS sẽ đầu tư 15,7 tỷ euro (17 tỷ USD) mở rộng các trung tâm dữ liệu tại khu vực Aragon của Tây Ban Nha cho đến năm 2033.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Fed lo ngại nguy cơ lạm phát gia tăng
10:52' - 23/05/2024
Ngày 22/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng vững mạnh nhưng đang phải vật lộn với lạm phát cao dai dẳng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Số liệu lạm phát làm giảm khả năng BoE hạ lãi suất sớm
07:00' - 23/05/2024
Lạm phát giảm là tín hiệu tích cực, nhưng chưa đủ mạnh để BoE cân nhắc tiến hành cắt giảm lãi suất, vốn đang ở mức cao nhất trong 16 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.