Phát triển nhà ở xã hội - Bài cuối: Tháo nút thắt về vốn cho người dân
Những vướng mắc về pháp lý, thủ tục hành chính, nguồn cung nhà ở xã hội... đã được nhận diện. Nhưng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tìm ra được điểm nghẽn từ chính những người dân mua nhà, tăng khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi của người có thu nhập thấp là bài toán đặt ra với các ngân hàng.
*Giảm áp lực trả lãi ngân hàng Có cầu thì mới có cung, nhu cầu mua nhà ở xã hội là yếu tố then chốt thúc đẩy thị trường này phát triển. Trên thực tế, nhiều người có nhu cầu ở thực và đáp ứng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội lại đang gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà do mức thu nhập khiêm tốn. Trong khi đó, dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhưng lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 vẫn ở mức 7,5%/năm đối với người mua nhà, áp dụng trong vòng 5 năm. Là công nhân tại Hà Nam, anh Chu Văn Quang cho biết với mức lãi suất vay ngân hàng hiện nay, không dễ để mua được nhà ở xã hội. Giá nhà ở xã hội thấp nhất hiện nay khoảng 20 triệu đồng/m2. Như vậy, một căn hộ 50m2 sẽ khoảng 1 tỷ đồng. Nếu vay ngân hàng 700-800 triệu đồng theo hạn mức tối đa được phép với lãi suất 7,5%/năm thì số tiền lãi phải trả từ 52-60 triệu đồng/năm, tương ứng từ 4,4-5 triệu đồng/tháng."Với tổng thu nhập của hai vợ chồng chỉ từ 12-14 triệu đồng/tháng thì riêng số tiền trả lãi ngân hàng cũng đã rất áp lực chứ chưa tính đến việc trả nợ gốc", anh Quang chia sẻ. Thêm vào đó, anh Quang cũng lo lắng sau khi kết thúc thời gian ưu đãi chỉ 5 năm, lãi suất cho vay sẽ thả nổi theo thị trường, những người có thu nhập thấp như vợ chồng anh sẽ khó có thể trả nợ. Bàn về lãi suất, ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) phân tích bản chất gói 120.000 tỷ đồng là gói tín dụng từ nguồn vốn thương mại của ngân hàng, không có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, cơ sở xác nhận lãi suất cho vay là lãi suất cho vay thương mại bình quân của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Do đó, để có được lãi suất thực sự phù hợp hơn nữa với người mua nhà, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, ông Sơn đề nghị Chính phủ xem xét thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. "Trên cơ sở nguồn ưu đãi này, lãi suất cho vay có thể xem xét thấp hơn lãi suất cho vay thương mại bình thường trên thị trường. Cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau và vốn ngân sách đóng vai trò đầu mối", đại diện VietinBank cho hay. Ở một khía cạnh khác, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã đề xuất 1 gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất cố định là 4,8%/năm trong vòng 5 năm như Ngân hàng Chính sách xã hội; đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép xem xét về khung tín dụng, bù đắp chính sách lãi suất và rủi ro. Về thời gian ưu đãi, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khẳng định sau 5 năm ưu đãi, ngân hàng sẽ có lãi suất thả nổi, phù hợp và hỗ trợ với đối tượng này. *Đẩy nhanh giải ngânTheo Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư đã có thêm Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tham gia với 5.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng quy mô của gói hiện là 125.000 tỷ đồng; trong đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tham gia với 30.000 tỷ đồng/ngân hàng.
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền 7.000 tỷ đồng. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng và số tiền giải ngân cho người mua nhà là 6 tỷ đồng.Mức giải ngân cao nhất thuộc về BIDV với số tiền 95,7 tỷ đồng cho 3 chủ đầu tư dự án tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Dương. Vietcombank đã tiếp cận 21 dự án, ký hợp đồng tín dụng với 1 khách hàng, với quy mô tín dụng khoảng 500 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối tháng 6/2024, dư nợ đạt khoảng 50 tỷ đồng và đến hết năm 2024 là 900 tỷ đồng. Vietinbank giải ngân cho 1 chủ đầu tư dự án tại An Giang với số tiền là 128,6 tỷ đồng và cho người mua nhà tại 1 dự án với số tiền là 0,4 tỷ đồng. Agribank đã giải ngân hơn 400 tỷ đồng cho 4 chủ đầu tư dự án tại Bắc Ninh, Quảng Ninh, Kiên Giang và 5,7 tỷ đồng cho người mua nhà tại 2 dự án. TPBank cũng đã tham gia một số dự án và giải ngân 1 dự án tại Tp. Hồ Chí Minh với dư nợ ban đầu khoảng 170 tỷ đồng trong tổng mức cam kết gần 700 tỷ đồng. Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết số tiền để cho vay chương trình 120.000 tỷ đồng chính là tiền huy động của người dân và đã là tiền huy động của người dân thì các ngân hàng vẫn phải trả lãi. Số lãi suất ưu đãi cho 3-5 năm chính là nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng chứ không phải nguồn của ngân sách. "Vì vậy, để thực hiện ưu đãi này, các ngân hàng cũng phải cân đối. Trong thời gian tới, các ngân hàng khác tham gia được thì chúng tôi cũng rất hoan nghênh", bà Hồng nói. Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng để triển khai quyết liệt gói này; tiếp tục kêu gọi giảm lãi suất; giao cho các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước làm việc trực tiếp với các ngân hàng về đề xuất gói 30.000 tỷ đồng của Techcombank, nếu có vấn đề gì thì sẽ báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ... Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hồng cũng nhấn mạnh việc huy động của người dân và lãi suất thay đổi theo thời gian, biến động của thị trường, nên các ngân hàng đã tính toán để đưa ra lãi suất hỗ trợ trong 3-5 năm, còn thời hạn vay có thể 10, 20, 30 năm, tùy vào thỏa thuận của tổ chức tín dụng với người vay.>>> Phát triển nhà ở xã hội - Bài 1: Nhận diện rào cản!
>>> Phát triển nhà ở xã hội - Bài 2: Góc nhìn của người trong cuộc
>>> Phát triển nhà ở xã hội - Bài 3: Kinh nghiệm ở Trung Quốc
- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Bất động sản phía Nam chuyển biến tích cực dịp cuối năm
16:34' - 25/11/2024
Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều biến động và xu hướng đáng chú ý, với nhiều hoạt động ký kết, giới thiệu, mở bán dự án ra thị trường cuối năm 2024.
-
Bất động sản
Chuẩn hóa hoạt động môi giới bất động sản bằng Bộ quy tắc
18:45' - 23/11/2024
Lần đầu tiên VARS công Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử dành riêng cho các Sàn Giao dịch Bất động sản gồm 5 chương và 22 điều.
-
Bất động sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
16:25' - 23/11/2024
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.