Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế kỹ thuật số và những hệ lụy
Điều này cho thấy việc tốc độ số hóa ngày càng nhanh, được thúc đẩy bởi dịch bệnh, đã dẫn đến một năm kỷ lục về tội phạm mạng.
Trung bình có 270 cuộc tấn công mạng cho mỗi một tổ chức trong năm 2021, tương đương mức tăng 31% so với năm 2020, với mỗi vụ vi phạm mạng thành công khiến một công ty tiêu tốn trung bình 3,6 triệu USD. Sau khi một vụ vi phạm được công khai, giá cổ phiếu trung bình của công ty bị tấn công trên sàn chứng khoán NASDAQ giảm 3%, thậm chí tình trạng này kéo dài sau sự cố tới 6 tháng.
Theo báo cáo thường niên mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) có tên Triển vọng An ninh mạng Toàn cầu 2022, 80% các nhà lãnh đạo mạng hiện coi ransomware là “mối nguy hiểm” và “mối đe dọa” đối với an toàn công cộng. Trong khi đó, hiện cũng đang tồn tại sự khác biệt khi các giám đốc điều hành doanh nghiệp nghĩ rằng công ty của họ an toàn nhưng các nhà quản lý an ninh bảo mật lại không đồng ý với điều này.
Khoảng 92% giám đốc điều hành doanh nghiệp được khảo sát đồng ý rằng khả năng phục hồi không gian mạng được tích hợp vào các chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp, song chỉ 55% các nhà quản lý không gian mạng được khảo sát đồng ý.
Ngay cả sau khi phát hiện ra mối đe dọa, cuộc khảo sát được thực hiện với sự cộng tác của Accenture, cho thấy gần 2/3 số người được hỏi sẽ cảm thấy khó khi phải ứng phó với sự cố an ninh mạng do đội ngũ của họ thiếu kỹ năng. Có lẽ điều đáng lo ngại hơn nữa là số vụ tấn công ngày càng tăng trong khi các công ty cần trung bình 280 ngày để xác định và phản ứng với một cuộc tấn công mạng.
Jeremy Jurgens, Giám đốc Điều hành tại WEF, cho biết: “Các công ty hiện phải nắm lấy khả năng phục hồi không gian mạng - không chỉ phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng mà còn phải chuẩn bị cho việc ứng phó và khắc phục sự cố nhanh chóng, kịp thời khi một cuộc tấn công xảy ra”.
Julie Sweet, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Accenture, cho biết: Các tổ chức cần hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác hệ sinh thái và các bên thứ ba để có thể phục hồi và thúc đẩy lòng tin của khách hàng. Báo cáo này nhấn mạnh những thách thức chính mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt trong việc cộng tác với các đối tác trong hệ sinh thái, giữ chân và tuyển dụng nhân tài. Chúng tôi tự hào được làm việc với WEF về chủ đề quan trọng này vì an ninh mạng tác động đến mọi tổ chức ở mọi cấp độ”.
Chưa đến 1/5 các nhà lãnh đạo không gian mạng cảm thấy tự tin rằng tổ chức của họ có khả năng phục hồi trên không gian mạng. Họ có ba mối bận tâm chính. Một là họ không nhận được tư vấn về các quyết định kinh doanh. Hai là họ lo lắng về vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Ba là 40% số người được hỏi cho biết họ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự cố an ninh mạng chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh này, đào tạo và thu hẹp khoảng cách Internet là giải pháp quan trọng. Các giải pháp bao gồm đào tạo nhân viên mạng, sao lưu dữ liệu ngoại tuyến, bảo hiểm mạng và các giải pháp an ninh mạng dựa trên nền tảng để ngăn chặn các mối đe dọa ransomware đã biết. Quan trọng hơn là nhu cầu cấp thiết để thu hẹp khoảng cách hiểu biết giữa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và an ninh.
Có một điều cần nhận thức đó là không thể đạt được an ninh mạng hoàn toàn, vì vậy mục tiêu quan trọng phải là tăng cường khả năng phục hồi không gian mạng, việc đưa các nhà lãnh đạo không gian mạng vào quy trình quản trị doanh nghiệp sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này.
Thông tin chi tiết về Triển vọng An ninh mạng Toàn cầu 2022 được thu thập từ 4 nguồn. Thứ nhất, một cuộc khảo sát về các nhà lãnh đạo mạng toàn cầu. Thứ hai, Cyber Outlook (Triển vọng mạng) do WEF tiến hành trong suốt năm 2021. Thứ ba, nhiều cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và các cuộc gặp song phương. Thứ tư, dữ liệu thu thập từ các báo cáo, nghiên cứu và các bài báo được xuất bản bởi WEF và các bên thứ ba có uy tín.
Kết hợp tất cả những nỗ lực này, nhóm của WEF đã tham khảo ý kiến của 120 nhà lãnh đạo mạng toàn cầu trong năm qua để đưa ra những nhận định nói trên./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số
19:43' - 21/01/2022
Fed cho biết CBDC có thể giúp “duy trì vai trò thống trị của đồng USD”.
-
Tài chính
Nga đề xuất cấm sử dụng và "đào" tiền kỹ thuật số
13:18' - 21/01/2022
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 20/1 đề xuất cấm sử dụng và "đào" tiền kỹ thuật số trên lãnh thổ nước này, với lý do lo ngại các mối đe dọa đối với ổn định tài chính.
-
Công nghệ
Tin tặc tấn công mạng nội bộ của Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế
10:36' - 20/01/2022
Một vụ tấn công mạng quy mô lớn đã xảy ra nhằm vào hệ thống mạng nội bộ của Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC), đánh cắp thông tin của hơn 500.000 người trong diện dễ bị tổn thương.
-
Doanh nghiệp
Metaverse Group đầu tư 1 triệu USD để mua bất động sản kỹ thuật số
20:21' - 13/01/2022
Metaverse Group đang mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc đầu tư 1 triệu USD để mua bất động sản kỹ thuật số trên nền tảng SuperWorld.
-
Tài chính
Thuế kỹ thuật số mang về cho Indonesia hơn 322 triệu USD
08:15' - 08/01/2022
Người phát ngôn của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính Indonesia cho hay nguồn thu hơn 322 triệu USD đến từ 94 doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm kỹ thuật số cho khách hàng tại nước này.
-
Kinh tế và pháp luật
Số tiền thu được của các tội phạm tiền kỹ thuật số cao kỷ lục
20:05' - 06/01/2022
Những tội phạm mạng hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số đã thu về được số tiền kỷ lục 14 tỷ USD trong năm 2021.
-
Công nghệ
Nhật Bản ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để “hồi sinh” du lịch
08:10' - 27/12/2021
Cơ quan Du lịch Nhật Bản (JTA) đang tiến hành thí điểm một số dịch vụ mới sử dụng công nghệ kỹ thuật số để hồi sinh hoạt động du lịch tại các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30'
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài 1: Sản lượng công nghiệp sụt giảm liên tiếp
05:30' - 30/03/2025
Đức từng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất cao cấp. Nhưng trong 5 năm gần đây, quốc gia này đã chứng kiến sản lượng công nghiệp suy giảm liên tục, đe dọa tới 5,5 triệu việc làm và 20% GDP.
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà đầu tư thận trọng với thị trường Đông Nam Á
06:30' - 29/03/2025
Các nhà đầu tư đang phản ứng với mức độ bất ổn và rủi ro ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu và có xu hướng tạm dừng "rót vốn" vào khu vực Đông Nam Á năng động.