Sức mạnh kinh tế của Đức có song hành với vai trò toàn cầu?
Khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố trong một bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời rằng quá nhiều thành viên của tổ chức này không chịu tăng mức chi tiêu dành cho quốc phòng, ông đã nêu ra một cái tên.
Ông nhấn mạnh: "Đức phải làm nhiều hơn nữa, bởi đơn giản là thật khó chấp nhận khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu lại bỏ bê nhiệm vụ quốc phòng của mình, không tương xứng với mức độ quốc phòng chung của chúng ta”.
Tuyên bố trên không hề bất ngờ, bởi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn có thói quen giễu cợt các đồng minh châu Âu của Mỹ rằng đó là những “tay đua tự do”. Tất nhiên, những nhận xét này là hơi quá mức, song cũng không hoàn toàn sai.
Thay vì tức giận, các nhà lãnh đạo Đức nên chấp nhận thách thức, và thực hiện trách nhiệm toàn cầu tương xứng với sức mạnh của nền kinh tế. Điều này sẽ tốt cho Đức và cả châu Âu.
Việc nâng cấp lực lượng vũ trang là bước đầu tiên. Sau nhiều năm bị bỏ bê, quân đội Đức rơi vào tình trạng ảm đạm. Hơn một nửa số xe tăng, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu của Đức bị đánh giá là không phù hợp để triển khai, và toàn bộ 6 tàu ngầm đều quá xập xệ để có thể rời cảng.
Quân đội thường trực, với khoảng 500.000 quân vào cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh, hiện chỉ còn 180.000 quân. Đức thuộc nhóm có tỷ lệ quân số thấp nhất trong NATO, tính theo bình quân đầu người.
Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, người dự định nghỉ hưu vào năm 2021, đã cố gắng làm thay đổi nước Đức. Trong năm 2019, Đức dự kiến sẽ chi 43 tỷ euro cho quốc phòng, tăng 26% so với một thập kỷ trước. Mức này chỉ tương đương với 1,3% GDP của Đức - thấp hơn rất nhiều so với mức 2% GDP mà các thành viên NATO đã thống nhất năm 2014.
Thủ tướng Merkel đã cam kết đến năm 2024 Đức sẽ chi 1,5% GDP cho ngân sách quốc phòng, nhưng gặp phải sự phản đối của đối tác trong liên minh cầm quyền hiện nay - đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Dư luận cũng không thuận lợi: Ngày càng nhiều người cho rằng Đức cần tích cực hơn trong các cuộc khủng hoảng quốc tế, nhưng chỉ 32% người Đức ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng.
Mặt khác, bà Merkel và Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen cũng cần đặt mục tiêu thu lại nhiều hơn từ những gì đã chi. Họ cần cải tổ hệ thống mua sắm không hiệu quả của quân đội, nguyên nhân của tình trạng chậm trễ kinh niên và chi phí vượt mức.
Hợp tác chặt chẽ hơn với quân đội các nước châu Âu khác cũng có thể giúp loại bỏ các hệ thống vũ khí dư thừa và giảm chi phí huấn luyện. Và các khoản đầu tư cần thiết vào cơ sở hạ tầng - như cải thiện mạng lưới băng thông rộng nổi tiếng chắp vá của Đức - sẽ mang lại lợi ích cho cả quân đội cũng như người dân.
Quyền lực mềm cũng là vấn đề cần phải cải thiện. Đức cần tăng cường đội ngũ làm công tác ngoại giao, bởi số lượng hiện nay ít hơn 1.000 người so với năm 1990. Trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức là nhà cung cấp viện trợ lớn thứ hai tính theo giá trị thực, nhưng có tỷ lệ chi tiêu cho viện trợ trên thu nhập quốc gia thấp hơn Anh, Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg và Thụy Điển.
Với quy mô và nguồn lực của mình, Đức có thể đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển, quản trị tốt và đầu tư tư nhân ở châu Phi - điều sẽ giúp chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trên lục địa này và giúp ngăn chặn khủng hoảng di cư ở châu Âu trong tương lai.
Thách thức lớn nhất đối với Đức là thúc đẩy sự gắn kết và bản sắc dân chủ của châu Âu. Berlin nên thúc đẩy các đề xuất để ràng buộc các quỹ của EU cũng như thiết lập một quỹ của EU cho các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ các giá trị tự do.
Trong nhiệm kỳ 13 năm của bà Merkel, Đức đã là một lực lượng có trách nhiệm và mang lại sự ổn định trên trường quốc tế - một vai trò còn quan trọng hơn nữa trong thời đại của Trump. Nhưng Đức có thể và cần làm nhiều hơn. Bà Merkel cần để lại cho người kế vị một tầm nhìn phù hợp và tham vọng hơn về những gì sẽ xảy ra./.
- Từ khóa :
- đức
- kinh tế đức
- châu âu
- nato
- tổng thống donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thông qua dự luật gây tranh cãi về khôi phục Nhà thờ Đức Bà
12:48' - 11/05/2019
Hạ viện Pháp ngày 10/5 đã thông qua một dự luật gây tranh cãi về việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame) trong vòng 5 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ năm 2020: Kinh tế ổn định “tiếp sức”cho Tổng thống Trump
05:00' - 11/05/2019
Theo The Hill, một loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây sẽ góp phần ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chạy đua bầu cử năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ vượt qua Đức về GDP và lọt vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới
08:03' - 09/05/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 8/5, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn kế hoạch các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước từ nay đến năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức đón nhận dấu hiệu kém “sáng”
19:09' - 07/02/2019
Sản lượng công nghiệp của Đức bất ngờ giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 12/2018, thêm một dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang yếu đi.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhu cầu lao động của kinh tế Đức vẫn rất lớn
19:00' - 03/02/2019
Cơ quan Lao động Liên bang Đức vừa công bố, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 1/2019 duy trì ở mức 5% và dự kiến sẽ đạt mức trung bình 4,9% trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức tăng trưởng 9 năm liên tục dù mức tăng thấp
17:30' - 15/01/2019
Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 15/1 công bố số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong năm 2018 của Đức đã giảm xuống 1,5% từ mức tăng mạnh 2,2% của năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Kinh tế Đức đang tăng trưởng chậm lại
20:50' - 21/11/2018
OECD đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này chỉ đạt 1,6% trong năm 2018 và 1,5% trong năm 2019. Năm 2020, OECD dự kiến nền kinh tế Đức chỉ tăng trưởng 1,4%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này