Tác động của việc Mỹ cắt viện trợ cho "Tam giác phía Bắc"
* Lý do cắt giảm viện trợ
Trong những ngày qua, theo hãng tin Reuters, số người xin tị nạn từ ba nước trên tìm cách vào Mỹ từ biên giới phía Nam đã gia tăng. Tổng thống Trump hôm 29/3 cáo buộc những quốc gia này lập các đoàn xe chở di dân và đưa tới phía Bắc. Ngoài ra, ông Trump cũng nói rằng rất có khả năng ông sẽ đóng cửa biên giới nếu Mexico không ngừng đưa người di cư tiếp cận Mỹ.
Theo Reuters, những người thường xuyên băng qua biên giới như các công nhân và sinh viên lo ngại hành động như vậy có thể tác động tới cuộc sống của họ. Tại một cuộc vận động ở El Paso, Texas, ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ ông Beto O’Rourke, đã lên án các chính sách di dân của ông Trump là một loại hình chính trị gây “lo sợ và chia rẽ”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong thông cáo rằng Bộ này đã và đang thực thi chỉ thị của ông Trump bằng cách chấm dứt các chương trình viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ, còn được biết tới với tên gọi "Tam giác phía Bắc".
Các quan chức Mỹ nói rằng hệ thống xuất nhập cảnh tại biên giới với Mexico đang hoạt động ở mức quá tải, nhưng chính quyền Mỹ vẫn muốn tăng số người xin tị nạn được trả về bên kia biên giới lên gấp 5 lần: từ 60 người/ngày lên 300 người/ngày.
Số người tị nạn chạy trốn bạo lực ở El Salvador, Honduras và Guatemala đang tăng rất mạnh. Ba quốc gia này là nơi xuất thân của phần lớn người nhập cư ở biên giới phía Nam nước Mỹ. Tổng thống Trump nói ông có thể sẽ đóng cửa biên giới nếu Mexico không làm nhiều hơn để ngăn chặn dòng người nhập cư qua biên giới vào Mỹ.
“Chúng tôi đang thực hiện chỉ thị của Tổng thống và chấm dứt chương trình viện trợ nước ngoài trong tài khóa 2017 và 2018 cho vùng Tam giác phía Bắc”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được hãng tin Reuters dẫn lời.
Theo tờ the Washington Post, khoản tiền có nguy cơ bị cắt là gần 500 triệu USD năm 2018 cộng với hàng triệu USD còn lại từ tài khóa trước. Một nguồn của Reuters ước tính tổng số tiền vào khoảng 700 triệu USD.
Năm 2018, Guatemala nhận 248 triệu USD, trong khi Honduras nhận 175 triệu USD và El Salvador nhận 115 triệu USD. Ông Trump nói với báo giới: “Tôi đã chấm dứt các khoản tiền trả cho Guatemala, Honduras và El Salvador. Không có khoản tiền nào tới các nơi đó nữa... Chúng ta đã trả họ những khoản tiền rất lớn và chúng ta không trả họ nữa vì họ chưa làm gì cho chúng ta cả”.
* Tác động của cắt giảm viện trợ
Những người ủng hộ viện trợ tranh luận rằng cách tốt nhất để ngăn nhập cư từ khu vực này là thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm bớt bạo lực, và rằng còn quá sớm để đánh giá tác động của các khoản viện trợ, từng được tăng cường vào năm 2016 dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Cắt viện trợ là “tự bắn vào chân mình”, bà Adriana Beltrán, Giám đốc An ninh công dân tại văn phòng Washington của nhóm nghiên cứu nhân quyền Mỹ Latinh, được tờ the New York Times dẫn lời.
Bà Adriana Beltrán nói thêm: “Có những thách thức dài hạn mà sẽ cần một giải pháp bền vững dài hạn. Chúng ta có thể bàn về cách làm sao để đảm bảo viện trợ hiệu quả, rằng viện trợ sẽ không hỗ trợ cho các chính phủ tham nhũng”.
Trong khi đó, các chính trị gia đối lập và các tổ chức viện trợ cũng đã đặt câu hỏi về quyết định cắt viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ của Tổng thống Trump. Ông Trump đã ra lệnh ngừng các khoản viện trợ cho El Salvador, Guatemala và Honduras để gây sức ép chính phủ các nước này chặn dòng người nhập cư vào Mỹ.
Những ý kiến chỉ trích nói rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng tới các chương trình hiện có và Quốc hội Mỹ có thể tìm cách chặn không cho nguồn tiền viện trợ được sử dụng vào mục đích khác.
Trước đó, một nhóm nghị sỹ Dân chủ đang đi thăm El Salvador đã lên án động thái của ông Trump trong một thông cáo chung, nói rằng cách làm của ông Trump là “hoàn toàn phản tác dụng”.
* Nhân tố Mexico
Chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục đe dọa đóng cửa biên giới phía Nam với Mexico để ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Mỹ. Đe dọa mới nhất này được đưa ra ngày 31/3, một ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố cắt viện trợ các nước Trung Mỹ với lý do các nước này không triển khai các biện pháp hiệu quả đủ để ngăn làn sóng di cư vào Mỹ.
Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney cho biết Tổng thống Trump có ít sự lựa chọn trong trường hợp không có bất kỳ sự ủng hộ nào từ đảng Dân chủ để tăng cường an ninh biên giới hoặc trong hành động lập pháp để thay đổi luật nhập cư.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi cần bảo vệ biên giới và chúng tôi sẽ làm những gì có thể trong khả năng của chúng tôi". Hãng tin CNN dẫn lời ông Mulvaney nêu rõ: "Khi chúng tôi viện trợ cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD, chúng tôi muốn họ làm nhiều hơn nữa nhằm ngăn chặn làn sóng di cư vào Mỹ".
Mỹ viện trợ cho các nước này nhằm đảm bảo ngân sách cho các chương trình chống các băng đảng tội phạm và thúc đẩy phát triển, nhằm giải quyết tận gốc vấn đề di cư. Ông Mulvaney nói: "Nếu hoạt động viện trợ đạt hiệu quả tốt thì tại sao làn sóng di cư vẫn diễn ra. Tại sao một lần nữa, sẽ có 100.000 người vượt biên chỉ trong tháng này"
Đây là lần thứ hai trong ít ngày qua, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ đóng cửa biên giới nếu Mexico không ngay lập tức ngăn chặn dòng người di cư trái phép. Ông đã chỉ trích rằng quốc gia láng giềng ở phía Nam "không làm gì" để ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp vào nước Mỹ và đe dọa sẽ đóng cửa “toàn bộ hoặc phần lớn biên giới” và việc đóng cửa biên giới chung với Mexico sẽ kéo dài.
Về phần mình, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết vấn đề người di cư trái phép Trung Mỹ tìm đường sang Mỹ không thuộc trách nhiệm của Mexico mà là vấn đề của Mỹ và các quốc gia Trung Mỹ cần giải quyết. Nhà lãnh đạo Mexico đồng thời cam kết sẽ giúp đỡ Mỹ và Trung Mỹ ngăn chặn dòng người di cư trái phép.
Chính phủ Mexico luôn khẳng định cần phải tìm kiếm một giải pháp lâu dài để tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho những người di cư Trung Mỹ thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế, hòa bình và ổn định ở các nước trong Tam giác phía Bắc.
Ngày 20/3, Tổng thống Lopez Obrador thông báo nước này và Mỹ đã đạt được những bước tiến nhất định về thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD đầu tư cho khu vực phía Nam-Đông Nam của Mexico và các quốc gia Trung Mỹ nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề di cư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tái khẳng định sẵn sàng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên
11:12' - 03/04/2019
Ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington sẵn sàng tiếp tục cùng Bình Nhưỡng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, trong bối cảnh đàm phán song phương đình trệ.
-
Kinh tế tổng hợp
Obamacare sẽ bị "xóa sổ" sau bầu cử tổng thống Mỹ
13:26' - 02/04/2019
Theo mốc thời gian mà Tổng thống Donald Trump công bố, kế hoạch chăm sóc sức khoẻ mới nhằm thay thế Obamacare sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở Quốc hội sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng GDP quý I của Mỹ lên 1,2%
13:17' - 02/04/2019
Kinh tế Mỹ không giảm tốc mạnh như đã lo ngại trước đó khi hoạt động chế tạo và đầu tư xây dựng tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lệnh trừng phạt bổ sung với Iran
12:16' - 02/04/2019
Một quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ đang xem xét trừng phạt bổ sung nhằm vào hoạt động kinh tế của Iran với các lĩnh vực chưa bị tác động bởi các lệnh trừng phạt trước đó.
-
Doanh nghiệp
Mỹ sẽ điều tra hơn 3 triệu xe của Hyundai và Kia
11:13' - 02/04/2019
Ngày 1/4, Cơ quan An toàn giao thông quốc lộ Mỹ thông báo sẽ điều tra hơn 3 triệu xe của hai hãng Hyundai và Kia sau khi nhận được các báo cáo về hơn 3.000 vụ cháy xe, làm hơn 100 người bị thương.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới "hứng khởi" trước tín hiệu vui từ kinh tế Trung Quốc và Mỹ
09:17' - 02/04/2019
Trong phiên giao dịch ngày 1/4, các TTCK thế giới nối dài đà tăng mạnh từ trước cuối tuần qua, khi giới đầu tư lạc quan trước số liệu vượt mong đợi về lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Triều Tiên: Tập trận chung Mỹ-Hàn là hành động "gây hấn quân sự"
09:02' - 02/04/2019
Báo Uriminzokkiri của Triều Tiên đã chỉ trích Washington và Seoul "cố bám lấy việc gây áp lực quân sự" với Bình Nhưỡng thông qua các cuộc tập trận không quân và hải quân của hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.