Thực chất vấn đề mất an ninh lương thực ở CHDCND Triều Tiên
Tạp chí Diplomat vừa đăng tải bài phân tích của tác giả Benjamin Katzeff Silberstein- Tổng biên tập tạp chí “North Korean Economy Watch” dẫn báo cáo mới của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và các tổ chức khác của LHQ mô tả tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới vào năm 2016.
Trong đó, báo cáo nhấn mạnh về tình hình Triều Tiên có 4,4 triệu người (tương đương 17% dân số Triều Tiên) đang ở trong tình trạng "khủng hoảng, khẩn cấp và nạn đói" và 5,6 triệu người (tương đương 22% dân số) đang sống trong tình trạng "căng thẳng" về lương thực, thực phẩm.
Như vậy, thống kê này cho thấy số lượng người dân Triều Tiên đang sống trong tình trạng mất an ninh lương thực đã lên đến con số 10 triệu người. Theo báo cáo, Triều Tiên là nước duy nhất ở Đông Á rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. Vẫn chưa rõ dữ liệu được lấy từ đâu, nhưng có thể thông tin được lấy từ các cơ quan chính phủ ở Triều Tiên hoặc từ WFP.
Tuy nhiên, có một vài điều đáng chú ý. Thứ nhất, có nhiều báo cáo về sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thói quen tiêu dùng của những người giàu tại Triều Tiên.
Thứ hai, mặc dù rõ ràng một bộ phận dân số Triều Tiên đang phải chịu cảnh khó khăn nghiêm trọng, nhưng lượng thu hoạch lương thực dường như không giảm.
Ngược lại, đánh giá năm 2017 của WFP cho rằng: “Mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình 3 năm trước đó nhưng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) ước tính sản lượng gạo năm 2016 của Triều Tiên tăng 23% so với năm trước khi hạn hán".
Thứ ba, phương pháp ước lượng các số liệu của WFP không rõ ràng. Ví dụ, trong đánh giá đề cập ở trên về nhu cầu và ưu tiên của Triều Tiên cho năm 2017, được công bố vào đầu năm nay, WFP đã phân loại tất cả những người phụ thuộc vào Hệ thống Phân phối Công cộng (PDS) vào nhóm phải chịu "mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, cũng như thiếu tiếp cận với các dịch vụ cơ bản".
Có lẽ, điều này bắt nguồn từ thực tế là hệ thống PDS phân phối ngũ cốc và các loại thực phẩm chính dao động theo từng thời điểm trong năm và khá khó lường. Nhưng các thị trường ngày càng phổ biến, vẫn chưa rõ liệu ngay cả những người mà WFP cho rằng phải "phụ thuộc" vào PDS có thực sự lấy thực phẩm chủ yếu từ hệ thống này hay không.
Trong vài năm gần đây, hệ thống phân phối lương thực công cộng mặc dù có vai trò nhất định nhưng đã trở thành một kênh cung cấp thực phẩm ngày càng giảm.
Việc đưa ra giả định rằng hàng triệu người Triều Tiên bị mất an ninh lương thực đơn giản bởi vì họ là những người hưởng lợi từ hệ thống phân phối công cộng có vẻ rất đáng ngờ. Rõ ràng, cách duy nhất để hiểu về an ninh lương thực nói chung là xem xét các nguồn thực phẩm chứ không chỉ là một kênh cung cấp.
Thứ tư, một vấn đề không đáng tin trong dữ liệu về an ninh lương thực ở Triều Tiên vẫn là sự tham gia của Chính quyền Bình Nhưỡng trong việc thu thập số liệu. Chính phủ Triều Tiên sẽ không đẩy ước tính sản lượng lương thực lên cao để trở nên thành công hơn mà ngược lại, có những lúc Bình Nhưỡng có thể phóng đại nhu cầu lương thực để nhận được nhiều sự trợ giúp hơn từ bên ngoài.
Yếu tố chính trị trong các vấn đề lương thực, thị trường và hệ thống kinh tế khiến cho việc đánh giá tình hình lương thực tại nước này trở nên khó khăn.
Thứ năm, chính là hệ thống kinh tế của Triều Tiên. Như nhà kinh tế Ấn Độ nổi tiếng Amartya Sen đã chỉ ra nạn đói và mất an ninh lương thực không phải là nguyên nhân đầu tiên gây ra thiếu lương thực, mà còn do sai lệch quyền lợi.
Nói cách khác, các nguồn lực có tồn tại nhưng vấn đề là ai nhận được chúng. Ở Triều Tiên, chế độ này vẫn tiếp tục từ chối những cuộc cải cách tổng thể và cơ bản cho hệ thống kinh tế của họ.
Như chuyên gia Fyodor Tertitskiy đã phân tích trên trang nknews.org gần đây rằng những thay đổi có tính hệ thống trong nền kinh tế của Triều Tiên vài năm gần đây chắc chắn là công việc của các quan chức trong hệ thống nhà nước chứ không phải là sự thúc đẩy của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Nói tóm lại, có rất nhiều điều mà chế độ này có thể làm để thay đổi nền kinh tế từ đó cải thiện tiếp cận thực phẩm và giảm mất an ninh lương thực, nhưng Bình Nhưỡng lại không làm.
Đó là lý do đánh giá nhu cầu của WFP năm 2017 có những nhận xét như đa số đất nước là miền núi, chỉ có 17% đất đai phù hợp với canh tác. Nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào các phương pháp canh tác truyền thống. Sản xuất lương thực bị cản trở do thiếu đầu vào nông nghiệp, như hạt giống có chất lượng, phân bón và thiết bị đúng cách.
Ngoài ra, thay đổi thời tiết đã khiến Triều Tiên dễ bị hạn hán và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Các dãy núi và thời tiết xấu không phải là những yếu tố duy nhất tại Triều Tiên. Theo tác giả Silberstein, địa lý không phải là “định mệnh” và có nhiều quốc gia đã vượt qua những khó khăn do môi trường tự nhiên thông qua các chính sách cải cách phù hợp.
Mọi người cũng cần hiểu được những vấn đề khó khăn mà WFP và các tổ chức khác của LHQ phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh chính trị nhạy cảm và căng thẳng của Triều Tiên. Tất cả những điều này một lần nữa chứng minh Triều Tiên là quốc gia đang cực kỳ khó khăn và cần được các tổ chức viện trợ quốc tế quan tâm.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kiện công ty Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên
13:48' - 16/06/2017
Theo đơn kiện ngày 14/6, công ty Mingzheng đã lách các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính bất hợp pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nêu điều kiện đàm phán với Triều Tiên
17:53' - 15/06/2017
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố Seoul sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng về hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên nếu Triều Tiên ngừng tiến hành các hành động khiêu khích.
-
Kinh tế Thế giới
Tần suất phóng thử tên lửa của Triều Tiên đang tăng dần
10:16' - 12/06/2017
Có thể cứ 2,1 tuần Triều Tiên lại tiến hành một vụ phóng thử tên lửa nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục duy trì tần suất các vụ phóng thử như đã làm trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc thay đổi chính sách về quan hệ liên Triều
19:15' - 11/06/2017
Triều Tiên đề nghị Seoul bác bỏ cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tìm kiếm sự thống nhất dân tộc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ các đối tác ưu tiên đàm phán thuế quan của Mỹ
09:58'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ưu tiên đàm phán thỏa thuận thương mại với một số nước đã nỗ lực điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo danh sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô
08:36'
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh, tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tạm dừng thuế nhập khẩu 89 mặt hàng đến tháng 7/2027
08:23'
Việc dừng đánh thuế sẽ được áp dụng cho nhiều mặt hàng, từ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như mì ống, nước ép trái cây, gia vị và dầu dừa, đến các vật liệu công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo của Argentina
08:03'
Ngày 14/4, trong chuyến thăm Argentina, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tổng thống cực hữu Javier Milei.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Căng thẳng thương mại đe dọa gây ra "cú sập" của thị trường chứng khoán
20:36' - 14/04/2025
Ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ các sự kiện rủi ro địa chính trị lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại, có thể kích hoạt đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành tôm Ấn Độ lao đao vì thuế quan mới của Mỹ
17:46' - 14/04/2025
Sự thay đổi trong chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây xáo trộn hoạt động xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 6,9% trong quý I/2025
15:47' - 14/04/2025
Theo Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong quý I/2025 tăng 6,9% lên 6.130 tỷ nhân dân tệ (khoảng 850,1 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ đàm phán thương mại với Mỹ vào tuần tới
15:35' - 14/04/2025
Thái Lan đặt mục tiêu tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần tới để đảm bảo được miễn thuế quan đối ứng 36% theo kế hoạch đối với hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không vội kết thúc đàm phán thuế với Mỹ
15:19' - 14/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh không nhất thiết phải kết thúc vội vàng các cuộc đàm phán về thuế quan với Mỹ.