Ván bài cuối cùng của Thủ tướng May về Brexit
Trang mạng quốc tế (Trung Quốc) mới đăng bài viết của tác giả Ngô Chính Long, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Quỹ nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, phân tích về thực trạng thỏa thuận nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hiện nay, trong đó cho rằng con đường dẫn tới lối ra của Brexit vẫn còn đầy sóng gió.
Cho tới thời điểm này, chính quyền của Thủ tướng Therasa May và Công đảng đối lập vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về thỏa thuận Brexit. Bà May đã phải đặt cược sự nghiệp chính trị của mình cho cuộc đọ sức cuối cùng để thực hiện thỏa thuận này.
Thỏa thuận Brexit đạt được giữa Thủ tướng Theresa May và Liên minh châu Âu (EU) đã ba lần thất bại tại Nghị viện Anh sau khi các nghị sĩ nước này đã tổ chức hai cuộc bỏ phiếu để cố gắng tìm sự đồng thuận, nhưng không có đề xuất nào chiếm được đa số.
Những thất bại liên tiếp đã khiến bà May nhận ra rằng muốn thực hiện cam kết trong cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU thì chỉ có cách từ bỏ Brexit “cứng”, chuyển sang con đường hợp tác xuyên đảng phái và thực hiện Brexit “mềm” thì mới có thể đạt được Brexit như mong muốn.
Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc giữa bà với Công đảng không được suôn sẻ. Hơn nữa, việc thay đổi Brexit lần này của bà May là một hành động có rủi ro cao, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và bất mãn của những người theo phe hoài nghi châu Âu cứng rắn thuộc đảng Bảo thủ và không ít thành viên của các đảng khác.
Hơn nữa, nhiều nhân sĩ của đảng Bảo thủ đã từ chối quyên góp tiền hoặc vận động hành lang cho đảng này. Các hành động trong đảng nhằm kiềm chế và chống lại bà May đã xảy ra thường xuyên, đảng Bảo thủ rơi vào tình trạng bất ổn nội bộ. Để thực hiện được thỏa thuận Brexit, bà May đã không ngần ngại đặt cược ngôi vị thủ tướng và tương lai của đảng Bảo thủ để thực hiện cuộc đọ sức cuối cùng.
Mặc dù Nghị viện đã 3 lần biểu quyết về thỏa thuận Brexit, khoảng cách giữa phiếu phản đối và phiếu ủng hộ mỗi lần đều có phần giảm đi, nhưng các thế lực phản đối vẫn lớn mạnh và không thể vượt qua được. Rõ ràng, chiến lược Brexit “cứng” của bà May thất bại.
Trước việc tình hình đi vào bế tắc, bà May đã tìm con đường khác, tuyên bố giữ thái độ “mở” đối với bất kỳ phương án nào có thể được đa số thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện. Bà May đã chìa "cành ô liu" cho các chính đảng như Công đảng đối lập và đảng Quốc gia Scotland, tìm kiếm sự hợp tác xuyên đảng phái để cùng nhau hoàn thành kế hoạch Brexit. “Ranh giới đỏ” mà đảng Bảo thủ tự lập ra như rút khỏi thị trường chung châu Âu và Liên minh thuế quan EU…, cũng đã làm giảm bớt khâu xử lý và ít khi được đề cập đến.
Xét về Brexit, hai chính đảng lớn của Nghị viện Anh là đảng Bảo thủ và Công đảng có nền tảng hợp tác chung, chẳng hạn như hai bên đều hy vọng chấm dứt sự di chuyển tự do giữa người lao động, đều chủ trương thỏa thuận rút khỏi EU có trình tự; đều tán thành bảo vệ cơ hội việc làm ở nước Anh. Điều quan trọng hơn là Công đảng ủng hộ Brexit “mềm”. Điều này sẽ cung cấp đầy đủ điều kiện để hai đảng thỏa hiệp.
Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn cho Brexit “mềm”. Xét theo trình tự quan hệ kinh tế-thương mại mật thiết giữa Vương quốc Anh và EU sau Brexit thì có thể được chia thành ba loại theo thứ tự từ chặt chẽ nhất đến tương đối lỏng lẻo: mô hình Na Uy tham gia Thị trường chung châu Âu, mô hình Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên Liên minh thuế quan EU, mô hình Canada ký kết hiệp định đối tác thương mại toàn diện với EU.
Trong ba mô hình này, phương án ở lại Liên minh thuế quan EU được ủng hộ cao nhất. Sự lựa chọn này không nghiêng về bên nào, tương đối trung lập. Trong cuộc bỏ phiếu chỉ định của Nghị viện lần gần đây nhất, chỉ thiếu bốn phiếu mà bị bác bỏ, điều này cũng cho thấy sự lựa chọn này sau khi thương lượng rất có thể sẽ được Nghị viện thông qua với đa số phiếu.
Nếu sau khi rời khỏi Brexit, nước Anh tiếp tục ở lại trong Liên minh thuế quan EU, biên giới “mềm” giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh và Ireland sẽ không là trở ngại đối với Brexit.
“Sự dàn xếp dành riêng” trong thỏa thuận Brexit bị nhiều chỉ trích sẽ không bao giờ được khởi động, trở thành một tờ giấy vô giá trị. Ngoài ra, bản chính thỏa thuận Brexit của bà May cũng có thể không thay đổi, mà chỉ cần sửa đổi một phần trong tuyên bố chính trị, điều này cũng phù hợp với lập trường của EU.
Tuy nhiên, sự tiếp xúc ban đầu giữa bà May và Công đảng không được thuận lợi. Công đảng phàn nàn rằng “ranh giới đỏ” của bà May chưa được nới lỏng, chính phủ cần phải đưa ra nhượng bộ nhiều hơn về mặt dàn xếp các cơ chế cụ thể.
Đáp lại thái độ bày tỏ của Công đảng, bà May đã đưa ra một tuyên bố nhắc lại lập trường của mình là đạt được thỏa hiệp với Công đảng. Đúng như các phương tiện truyền thông Anh đưa tin Công đảng hiện đang ngồi trên vị trí "điều khiển" con tàu Brexit và nắm quyền chủ đạo Brexit.
Tin tức này không sai, Công đảng đang nỗ lực dẫn dắt Brexit theo hướng “mềm mại” hơn, buộc bà May phải đưa ra thỏa hiệp lớn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần định hướng chung giống nhau, hai đảng sẽ có triển vọng đi đến thỏa thuận nhất trí cuối cùng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Sẽ không có hiệp định thương mại Mỹ - Anh nếu Brexit gây ra nhiều đảo lộn
21:26' - 18/04/2019
Sẽ không có cơ hội cho hiệp định thương mại Mỹ - Anh nếu Brexit phá hỏng thỏa thuận “Thứ Sáu tốt lành”.
-
Kinh tế Việt Nam
Anh xem xét các quy định tài chính hậu Brexit
21:51' - 17/04/2019
Cơ quan giám sát Tài chính Vương quốc Anh (FCA) cho hay sẽ xem xét lại các luật lệ quy định của FCA khi London đang chuẩn bị rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản đề nghị Anh hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của Brexit
14:29' - 15/04/2019
Thủ tướng Anh Shinzo Abe đã đề nghị Anh hạn chế xuống mức tối thiểu tác động tiêu cực của việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) đối với các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Về kỹ thuật, không thể xảy ra trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit
12:23' - 13/04/2019
Theo Bộ trưởng tài chính Anh, sẽ mất sáu tháng để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nên về mặt kỹ thuật một cuộc trưng cầu dân ý lần hai là không thể.
-
Kinh tế Thế giới
Các cuộc thương lượng liên đảng về Brexit đang tiến triển
21:41' - 12/04/2019
Người phát ngôn của Công đảng cho biết cuộc họp liên đảng vẫn đang diễn ra hết sức tích cực và có thể hy vọng về một kết quả khả quan sau khi các cuộc gặp kết thúc vào tuần tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.