Xây dựng thể chế và tạo nguồn lực cho đô thị
Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng giúp phát triển đô thị bền vững theo quan điểm và tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây cũng là nội dung của hội thảo nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững diễn ra chiều 16/11 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, cần đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị và những yêu cầu để bảo đảm quy hoạch đô thị được phê duyệt có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại; trong đó, phải lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.
Việc quy hoạch và phát triển đô thị kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế đô thị, đồng thời với quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Trong số đó, quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực cho phát triển đô thị.
Bàn về giải pháp cho việc lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận xét, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức… Do đó, cần sớm tìm được giải pháp khắc phục và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
Đô thị hóa đúng hướng là một nhiệm vụ quan trọng giúp quốc gia, đô thị phát triển bền vững hơn. Quy hoạch đô thị chính là nền tảng để định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái.Quản lý phát triển đô thị cần phải song hành cùng quy hoạch đô thị để quản lý các vấn đề của đô thị, phát huy lợi thế của đô thị hóa và hạn chế tối đa những bất cập.
”Yêu cầu đặt ra là quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, có tính đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển”, ông Chính nhấn mạnh. Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.Chính vì quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập nên tỷ lệ đô thị còn thấp; phát triển đô thị còn dàn trải, gây lãng phí về đất đai; hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị; mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều.
“Việc chỉnh trang, cải tạo đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Ô nhiễm môi trường tại những đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực”, ông Chính dẫn chứng. Chuyên gia này cũng chỉ rõ, phát triển đô thị và tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi xã hội. Mâu thuẫn giữa phát triển với việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa lịch sử đô thị diễn ra gay gắt… Hiện nay, việc sử dụng đất đai, dân số, lao động nhằm tăng cường chất lượng, tính hiệu quả, khả thi và bền vững của đô thị trong các đồ án quy hoạch còn có nhiều bất cập; quy hoạch quản lý sử dụng không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị chưa được chú trọng...Dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Tiến sỹ Trần Thị Lan Anh - Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, những chính sách quốc gia về phát triển đô thị đã và đang tạo lợi thế, thời cơ cho phát triển đô thị Việt Nam.
Tuy nhiên, để hướng tới phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng, cần sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng trong xã hội trong việc thực thi đồng bộ các giải pháp…
Đang chú ý, việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị là định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; trong đó có việc xây dựng thể chế và nguồn lực cho đô thị.Theo bà Lan Anh, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị quá và giải quyết những "điểm nghẽn", các thể chế, chính sách phát triển đô thị đóng vai trò quan trọng, tạo hành lang pháp lý và sự minh bạch trong triển khai, thu hút sự tham gia của toàn xã hội trong phát triển đô thị.
Hiện nay, các cơ chế, chính sách về phát triển đô thị đã có nhưng còn tản mát ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau gây cản trở nhất định trong việc thống nhất nhận thức, hành động.Do vậy, thời gian tới rất cần thống nhất các quy định quản lý phát triển đô thị, giải quyết các vướng mắc, chồng chéo hiện nay liên quan đến vấn đề đất đai, nguồn lực..., đặc biệt sớm ban hành Luật điều chỉnh về quản lý phát triển đô thị là một bước đột phá về thể chế.
Trong bối cảnh phát huy vai trò đổi mới, sáng tạo của đô thị, khai thác nguồn lực từ đô thị để trở thành nội lực phát triển buộc các đô thị phải chủ động hơn trong kế hoạch phát triển đô thị có hiệu quả.Tuy nhiên, thể chế, cơ chế hướng dẫn tạo nguồn lực cho đô thị còn khá hạn chế, nhất là đối với cơ chế tạo nguồn lực để đầu tư, chỉnh trang tái thiết hạ tầng đô thị lớn.
Đơn cử như chính sách đổi đất lấy hạ tầng một thời gian dài đã tạo điều kiện phát triển hệ thống hạ tầng quốc gia, đô thị đang được dừng lại gây khó khăn cho nhiều đô thị. Các đô thị vẫn chủ yếu dựa trên nguồn lực đất đai, kết quả vẫn thiếu nguồn lực trong đầu tư chỉnh trang, tái thiết. Thời gian tới, cơ chế để tạo nguồn lực cho đô thị rất cần được khơi thông. Một trong những cơ chế đó là khai thác hiệu quả từ không gian đô thị, chuyển đổi không gian đô thị, định giá và nắm bắt được giá trị gia tăng của đất đai, giá trị của không gian đô thị trong quá trình đầu tư tái thiết, xây dựng thương hiệu đô thị./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Cơ chế chính sách tạo đòn bẩy để phát triển đô thị bền vững
17:41' - 16/11/2022
Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị là một trong những nội dung nằm trong chuỗi hội thảo chuyên đề về đô thị toàn quốc năm 2022 do Bộ Xây dựng và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều 16/11.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam nguyên Đội trưởng Đội quản lý trật tự đô thị thị xã Cửa Lò
17:35' - 15/11/2022
Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Văn Bình, nguyên Đội trưởng Đội quản lý trật tự đô thị thị xã Cửa Lò để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
-
Bất động sản
Đồng Nai cải tạo mỏ đá bỏ hoang thành khu đô thị, du lịch
15:16' - 14/11/2022
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã làm việc với đơn vị liên quan, qua đó đồng ý về chủ trương và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp cải tạo các mỏ đá bỏ hoang trên địa bàn tỉnh thành khu đô thị.
-
Bất động sản
Tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%
15:07' - 14/11/2022
Chính phủ ban hành Chương trình hành động để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Bất động sản
Đô thị Cần Giuộc phát triển theo hướng đô thị sinh thái chất lượng cao
08:26' - 12/11/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 11/11/2022 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2045.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW
14:50'
Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp chủ động tham gia phát triển nhà ở xã hội
13:15'
Tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội sẽ được rút ngắn đáng kể so với quy định hiện hành. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội,
-
Bất động sản
Bố trí đủ kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương
12:47'
Các địa phương cần sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp.
-
Bất động sản
Cần Thơ sớm ban hành giá đất làm cơ sở cho thu ngân sách
21:48' - 07/05/2025
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố sớm có bảng giá đất.
-
Bất động sản
Phân quyền mạnh, giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
19:30' - 07/05/2025
Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư nhà ở xã hội
16:11' - 07/05/2025
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội.
-
Bất động sản
Hải Dương sẽ hoàn thành 576 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
10:42' - 07/05/2025
Theo UBND tỉnh Hải Dương, từ năm 2025 đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu xây dựng được 15.281 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng trên 1,1 triệu m2.
-
Bất động sản
Không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến người sử dụng đất
19:22' - 06/05/2025
Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố theo Đề án, sẽ xuất hiện tình trạng trong phạm vi của tỉnh, thành phố sau thực hiện sáp nhập có sự không thống nhất đối với một số quy định cụ thể.
-
Bất động sản
Dòng tiền đầu tư có xu hướng vào bất động sản
15:32' - 05/05/2025
Một số chủ đầu tư tập trung phát triển sản phẩm liền kề, nhà phố với tổng thành thấp hơn so với biệt thự nhằm thu hút nhiều nguồn cầu hơn.