Báo Campuchia đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong APEC
Nhân dịp Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 sắp diễn ra tại Đà Nẵng, nhật báo Rasmei Kampuchea (Tia sáng Campuchia) - nhật báo tiếng Khmer có số lượng bản phát hành lớn nhất tại Campuchia, ngày 5/11 đã đăng bài viết “Việt Nam, chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương”.
Bài báo đã tập trung giới thiệu, phân tích sâu về APEC, cũng như chính sách đối ngoại, vai trò và vị thế của Việt Nam với vai trò là chủ nhà của hội nghị cấp cao APEC lần này.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, mở đầu bài báo, Rasmei Kampuchea giới thiệu trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ là chủ nhà của APEC 2017.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng được mời tham dự sự kiện này. Sau đó, bài báo đã đi sâu giới thiệu, phân tích về APEC.
Bài báo cho biết APEC là một diễn đàn mở, hoạt động theo nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc, nhằm thúc đẩy các ý tưởng liên kết kinh tế.
Kể từ khi thành lập đến nay, APEC hiện có 21 nền kinh tế thành viên, hội tụ các nền kinh tế lớn nhất thế giới, đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 49% thương mại toàn cầu.
Hàng năm, APEC tổ chức hơn 200 hoạt động ở các địa điểm khác nhau của nền kinh tế chủ nhà, trong đó quan trọng nhất là Tuần lễ cấp cao, thường tổ chức vào cuối năm.
Ngoài ra, còn có khoảng 8-12 Hội nghị bộ trưởng về thương mại, tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phụ nữ và kinh tế, cùng một số chuyên ngành khác, và khoảng 5 hội nghị quan chức cao cấp, các hội nghị, hội thảo của các ủy ban, nhóm công tác và các cơ chế cấp làm việc khác thuộc các kênh chính phủ, học giả và doanh nghiệp, cũng được tổ chức.
Đến nay, mục tiêu xuyên suốt của APEC là hoàn thành các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020.
APEC cũng đang triển khai các chiến lược và chương trình hợp tác lớn giai đoạn 2020-2025 về tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu, hợp tác dịch vụ, toàn cầu hóa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy hợp tác và phát triển các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối, an ninh lương thực.
Nắm bắt những xu thế mới, APEC luôn đi đầu đề cao thúc đẩy các ý tưởng liên kết kinh tế.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế và thương mại suy giảm, trong khi thời hạn hoàn thành các Mục tiêu Bogor đang đến gần, APEC tiếp tục cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định là cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
Phân tích và đánh giá về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với APEC, bài báo nhận định trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, việc tổ chức APEC 2017 là một nội dung ưu tiên.
Theo bài báo, cùng với việc chuẩn bị hoàn tất các cam kết và đảm nhiệm trọng trách trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc (LHQ) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Năm APEC 2017 sẽ là một bằng chứng sinh động cho quá trình nâng tầm ngoại giao đa phương và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.
Kể từ năm 1989, qua 27 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tập trung vào 3 trụ cột chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư; Thuận lợi hóa kinh doanh; Hợp tác kinh tế kỹ thuật.
Việt Nam bắt đầu gia nhập APEC năm 1998, dấu mốc quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Đánh giá về mối quan hệ APEC - Việt Nam, bài báo nhận định hiện nay, APEC tiếp tục là một trong những diễn đàn hợp tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng; là nơi hội tụ 13 trong số 25 đối tác chiến lược và toàn diện của Việt Nam.
Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với 18 trong số 20 nền kinh tế thành viên của APEC.
Bài báo cho rằng trong những năm qua, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào hợp tác APEC.
Nổi bật là việc đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà Năm APEC 2006, với Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, thông qua Chương trình hành động Hà Nội về thực hiện Mục tiêu Bogor, các biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác APEC và đề ra triển vọng dài hạn.
Năm 2014, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 tại Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực.
Bài báo nhận định Việt Nam là một trong những thành viên chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng kiến mới, chủ trì đề xuất và triển khai trên 100 dự án trên nhiều lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế -kỹ thuật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối phó tình trạng khẩn cấp, y tế, an ninh lương thực, chống khủng bố… Việt Nam cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ chế hợp tác của APEC.
Năm 2016, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đặc biệt đã tham gia xây dựng những định hướng hợp tác dài hạn, thể hiện “sự chủ động đóng góp, tham gia định hình các cơ chế đa phương” theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII.
Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch, đồng Chủ tịch và Phó Chủ tịch một số Ủy ban và Nhóm công tác quan trọng trong APEC.
Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc họp Nhóm công tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hội thảo chuyên ngành về chuỗi cung ứng, năng lượng, an ninh lương thực,…
Việt Nam cũng chủ trì, đồng chủ trì các dự án về phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, ứng phó thảm họa thiên tai, du lịch bền vững, kết nối chuỗi cung ứng…
Thông qua các hoạt động APEC, quan hệ của Việt Nam với nước chủ nhà APEC 2016 là Peru và các đối tác quan trọng ngày càng đi vào chiều sâu.
Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có đối ngoại đa phương và đóng góp vào hợp tác của các cơ chế ở khu vực, năm 2013, Việt Nam chủ động đề xuất và được các nền kinh tế thành viên ủng hộ lần thứ hai đăng cai tổ chức các hoạt động của APEC năm 2017.
Kết thúc bài báo, Rasmei Kampuchea nhấn mạnh việc một lần nữa đăng cai “Năm APEC” là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với Diễn đàn, nhằm thúc đẩy các quan tâm chung của Diễn đàn trong bối cảnh mới.
Năm APEC 2017 tại Việt Nam còn có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt Nam trở thành nền kinh tế thành viên của APEC (1998 -2018)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vai trò trong APEC
12:23' - 05/11/2017
Trong suốt 19 năm tham gia tổ chức khu vực này, Việt Nam luôn là thành viên năng động và có trách nhiệm, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của APEC.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch APEC CEO Summit 2017: AELW 2017 là nơi Việt Nam thể hiện vị thế mới
12:23' - 05/11/2017
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, đã có bài viết “Năm APEC 2017 và dấu ấn sông Hàn” phản ánh về những kỳ vọng của ông về AELW 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Gia nhập APEC – Bước đi chiến lược của Việt Nam
11:24' - 04/11/2017
Cách đây 19 năm, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này