Các hãng hàng không đối mặt với tình trạng thiếu phi công
Nhật báo Le Monde dẫn cảnh báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), cho biết trong 20 năm tới, đội máy bay toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, dẫn đến gia tăng căng thẳng trong tuyển dụng lao động.
Tại Triển lãm hàng không Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), vừa kết thúc ngày 17/11, Emirates đã gây chấn động với thông báo mua 90 máy bay đường dài Boeing 777X, trị giá 52 tỷ USD (khoảng 47,7 tỷ euro), chưa kể 15 máy bay Airbus A350 cỡ lớn, trị giá thêm 5,5 tỷ USD cũng được bổ sung trong dịp này.Trước đó hồi tháng 6/2023, tại Triển lãm hàng không Paris (Pháp), chính Airbus đã gây chú ý với đơn đặt hàng - được mô tả là “lịch sử” - từ Air India với 500 chiếc Airbus A320, có tổng giá trị đơn hàng là 44 tỷ euro. Và đó không phải là tất cả. Airbus đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc với Turkish Airlines trong một giao dịch bán 355 máy bay Airbus với giá 53 tỷ USD.
Theo IATA, từ nay đến năm 2044, số lượng máy bay đưa vào sử dụng sẽ tăng gấp đôi, kéo theo nhu cầu tuyển dụng phi công trong vòng 20 năm tới lên đến 500.000 - 600.000 người. Theo số liệu của hãng Boeing, được công bố vào tháng 6/2023 và rất gần với số liệu của Airbus, sẽ có khoảng hơn 48.500 máy bay trên bầu trời trong 20 năm tới, so với 24.500 máy bay hiện nay.
Ông Marc Rochet, Chủ tịch của Air Caraibes và France Bee, nhận định số lượng máy bay thương mại tiếp tục gia tăng đã gây ra “căng thẳng trong việc tuyển dụng” phi công. Tình trạng thiếu hụt đã xuất hiện kể từ khi chuyến du lịch đường dài được khởi động trở lại, sau khủng hoảng dịch COVID-19. Du lịch phát triển thúc đẩy vận tải hàng không, dẫn đến quy mô gia tăng trên nhiều bộ phận vận hành, bao gồm các phi hành đoàn.
Theo ông Alexandre Blanc, Phó Tổng giám đốc điều hành bay của hãng hàng không Air France, nếu một chiếc máy bay tầm trung cần 5 phi hành đoàn, tức là 10 phi công để điều khiển, thì một chuyến bay dài phải cần đến 21 người hoặc 24 người.
Cuộc xung đột ở Ukraine gây thêm khó khăn cho ngành hàng không. Quy định bắt buộc phải tránh đường bay qua Nga kéo dài các tuyến đường từ châu Âu đến châu Á và Nhật Bản thêm hai giờ. Giám đốc chuyến bay của Air France cho biết thêm : “Chúng tôi đang vượt quá giới hạn 13 giờ rưỡi bay, điều này buộc các công ty phải tăng 3-4 phi công cho mỗi phi hành đoàn”.
Ông Guillaume Hue, chuyên gia hàng không của công ty tư vấn Archery Strategy Consulting, đồng tình: “Việc thiếu phi công đã là một vấn đề bức bách, thậm chí còn cản trở sự phát triển của các hãng hàng không, trước khi có máy bay mới.”
Nhu cầu tăng, nhưng đáp ứng lại không như mong muốn. Cho đến nay, lĩnh vực đào tạo phi công vẫn chưa thích ứng được với dự báo của IATA. Bà Kirsty Benet-Scott, người chịu trách nhiệm khâu tuyển dụng và thi sát hạch ở Trường Hàng không Dân dụng Quốc gia (ENAC), Toulouse (Pháp), cho biết mỗi năm chỉ có tổng cộng 23 sinh viên tốt nghiệp. Bà cho biết thêm, không có gì thay đổi đối với cuộc thi năm 2024, chỉ có 23 người được chọn trong số 1.200 ứng cử viên phi công hàng không.
Ngoài ENAC, Air France cũng tham gia vào lĩnh vực đào tạo phi công. Với phương châm “đào tạo từ đầu và lâu dài”, như ông Alexandre Blanc giải thích, Air France đào tạo “từ 150 phi công đến 200 phi công mỗi năm”. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước của hãng này.
Sau khi tuyển dụng 424 phi công vào năm 2022, Air France đã thuê khoảng 500 phi công vào năm 2023 và cho biết sẽ duy trì tốc độ này vào năm 2024. Việc tuyển dụng có liên quan “với sự phục hồi sau dịch COVID-19 và sự tăng trưởng về số lượng tuyến bay, trong đó tỷ lệ các chuyến bay đường dài đang ngày càng chiếm ưu thế,” nhà lãnh đạo phụ trách các phi hành đoàn của Air France cho biết thêm.
Một trong những lý do khiến các công ty hàng không cũng tuyển dụng nhiều người mới vì tuổi tác của các phi công ngày càng cao. Việc thay thế một thành viên phi hành đoàn là rất tốn kém. Ông Alexandre Blanc giải thích: “Khi một phi công nghỉ hưu, điều này sẽ thay đổi sự nghiệp của 5-6 phi công, những người lần lượt phải được đào tạo trên máy bay mới”.
Ông chỉ rõ, việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề một phi công trên một chiếc máy bay mới có giá từ 20.000 euro đến 25.000 euro. Ít hơn nhiều so với việc “đào tạo tổng thể” một học viên, khiến công ty tiêu tốn gần 100.000 euro.
Ở Mỹ, các phi công đã biến sự thiếu hụt thành lợi thế của họ. Mùa hè năm nay, United Airlines và American Airlines, hai trong số những hãng hàng không lớn nhất của Mỹ, đã phải đồng ý tăng lương rất lớn. Hơn 40% lương tăng thêm dành riêng cho phi công của United Airlines. Cuối cùng, tình trạng thiếu phi hành đoàn sẽ được cảm nhận rõ ràng nhất là ở những khu vực mua nhiều máy bay nhất, bao gồm châu Á và Vùng Vịnh. Hai khu vực trên thế giới đang chứng kiến làn sóng di cư của các phi công nước ngoài đến tìm việc.
Ông Alexandre Blanc cho biết: “Rất nhiều phi công Mỹ đã rời Trung Quốc và Vùng Vịnh rồi quay trở lại Mỹ sau cuộc khủng hoảng”. Cả hai ông Marc Rochet và Alexandre Blanc cùng dự đoán sự khan hiếm này sẽ đè nặng hơn lên các công ty có quy mô khiêm tốn, nhỏ hơn, nơi mức lương thấp hơn và cơ hội thăng tiến hạn chế hơn. Nhưng các hãng hàng không giá rẻ không hẳn gặp bất lợi. Do định vị chỉ bay tầm trung nên họ cho phép phi công về nhà vào mỗi buổi tối, trong khi phi công của các hãng này thường có mức lương tương đương với các hãng bay lớn, thường bay đường dài.
Để khắc phục tình trạng thiếu thành viên phi hành đoàn, Airbus và Boeing đang chuẩn bị chiến dịch một phi công mỗi chuyến bay với sự hỗ trợ của công nghệ (thay thế phi công thứ hai bằng robot tự động). Giải pháp mới nhiều khả năng sẽ làm thay đổi các quy định trong ngành hàng không và các phi công, cũng như các hành khách sẽ buộc phải làm quen với sự thay đổi đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.