Cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng không Trung Quốc
Một khách hàng ở Thượng Hải, 31 tuổi, chia sẻ rằng anh đã đến thăm hơn 10 thành phố chỉ với một thẻ bay trọn gói duy nhất trị giá 3.322 NDT (480 USD) của hãng hàng không China Eastern Airlines. Chương trình này cho phép khách hàng thực hiện các chuyến bay không giới hạn số lần vào các ngày cuối tuần trên tất cả các chuyến bay nội địa của hãng trong suốt thời hạn thẻ bay có hiệu lực.
Vào tháng 6/2020, China Eastern là hãng đầu tiên ra mắt thẻ bay không giới hạn mang tên Fly as You Wish (tạm dịch Bay thỏa thích) có giá trị cho đến cuối năm 2020. Tiếp sau đó, hãng hàng không China Southern Airlines và Spring Airlines cũng tung ra các chương trình tương tự.Đến giữa tháng Tám, đã có khoảng 10 hãng hàng không cung cấp gói ưu đãi này, bao gồm cả các hãng truyền thống và các hãng hàng không giá rẻ.Các nhà quan sát cho rằng, cơn sốt khuyến mại này sẽ đóng vai trò như đòn bẩy, giúp tiếp sức cho sự phục hồi của ngành công nghiệp hàng không nội địa. Trong tháng Sáu, số chuyến bay hàng ngày đã phục hồi lên mức tương đương 80% so với thời điểm trước đại dịch.Nikkei dẫn nguồn tin của một hãng hàng không Nhật Bản nhận định rằng chương trình bay không giới hạn là một "canh bạc lớn" vì khi tung ra loại vé này, về cơ bản hãng hàng không đã từ bỏ mọi cơ hội tăng trưởng lợi nhuận. Thông thường, giá vé máy bay liên tục được điều chỉnh theo nhu cầu nhằm tối đa hóa doanh thu.Nếu các hành khách sở hữu loại vé này lấp đầy chỗ trên máy bay, hãng sẽ mất cơ hội bán vé ở các mức giá cao hơn. Trước đây, để có thể huy động số tiền lớn một cách nhanh chóng, hãng hàng không American Airlines (Mỹ) đã bán loại vé bay không giới hạn dành cho khoang hạng nhất với giá khá cao. Tuy nhiên, mô hình này đã làm giảm lợi nhuận của hãng trong thời gian dài.Mặc dù các hãng hàng không Trung Quốc nhận ra rủi ro này nhưng nỗi lo bị các đối thủ bỏ lại đã thắng thế. Số lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không nội địa đang phục hồi nhưng tình hình hiện nay vẫn còn còn nhiều bấp bênh. Các hãng hàng không sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giành được các khách hàng thường xuyên.Công ty chứng khoán Changjiang Securities nhận định, chiến lược trước tiên là tăng số lượng hành khách, sau đó là tỷ lệ chỗ ngồi được lấp đầy, sau mới là giá vé.Giá vé của các chuyến bay quốc tế ghi nhận vào cuối tháng Bảy đã tăng hơn gấp 3 lần so với một năm trước đó, theo Industrial Securities. Các hạn chế đi lại được đưa ra nhằm ngăn chặn nguy cơ các ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh vào Trung Quốc từ nước ngoài đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.Mặt khác, giá các chặng bay nội địa đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ. Chỉ một số hành khách đã tận dụng tối đa ưu đãi bay không giới hạn trong bối cảnh nhu cầu du lịch vẫn còn thấp. Dù vậy, các hãng hàng không đều đã dự trù thêm ghế phụ để không bỏ lỡ bất cứ hành khách nào. Trước áp lực giá vé máy bay thấp do nhu cầu yếu, sự xuất hiện của những chương trình ưu đãi "thẻ bay vô biên" này làm dấy lên nguy cơ kích động một cuộc chạy đua hạ giá. Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng hàng không đều đang áp dụng chiến lược này. Một trong những hãng hàng không hàng đầu thị trường hiện nay, Air China vẫn chưa cung cấp loại vé bay không giới hạn này.Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đang quan sát tình hình tại Trung Quốc như một ví dụ cho xu hướng phục hồi du lịch. Tuy nhiên, Luya You, nhà phân tích tại công ty tư vấn BOCOM International, cho biết các vé trọn gói này chỉ có thể kích cầu khi rủi ro do đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Chuyên gia này cho biết: "Mặc dù các chương trình ưu đãi này có thể hoạt động ở thị trường nội địa, nhưng chúng tôi không kỳ vọng việc triển khai tương tự cho các đường bay nước ngoài."Theo đánh giá của công ty quản lý quỹ Eastspring Investments, tại thời điểm hiện nay, người dân Trung Quốc đang lựa chọn những chuyến đi nghỉ dưỡng gần hơn bằng ô tô hoặc tàu hỏa đồng thời đặt vé máy bay cho những chuyến đi ngắn ngày hơn nhiều (một tuần).Tuy nhiên, các hãng hàng không Trung Quốc được dự báo vẫn sẽ đi trước các hãng hàng không Mỹ và châu u trong việc lấy lại đà phục hồi, khi mà hoạt động đi lại, du lịch nội địa ở nước này đang cho thấy các dấu hiệu cải thiện.Hoạt động đi lại bằng đường không của Trung Quốc đang cho thấy sức bật, và đây cũng là lý do khiến ngân hàng HSBC giữ nguyên đánh giá "mua" đối với cổ phiếu của các hãng Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines được niêm yết trên sàn giao dịch Hong Kong (Trung Quốc).Cũng như các hãng hàng không trên toàn cầu, giá cổ phiếu của ba hãng hàng không nói trên đều sụt giảm trong năm nay, giữa bối cảnh các hãng đồng loạt báo lỗ nặng trong nửa đầu năm 2020. Song những thiệt hại này được dự báo sẽ thu hẹp trong các tháng tới.Đáng chú ý, các hãng hàng không giá rẻ tư nhân như Spring Airlines và China Express Airlines đang là động lực cho sự phục hồi của ngành hàng không Trung Quốc vào thời điểm này. Spring Airlines là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Trung Quốc. Hiện hãng đã dần mở rộng tập khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ địa phương thông qua chiến lược giá nhanh nhạy và hiệu quả chi phí. Spring Airlines đã chuyên chở 1,52 triệu hành khách trong tháng Sáu, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 12/2019./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Credit Suisse sẽ tăng gấp đôi nhân sự cần tuyển tại Trung Quốc
07:11' - 01/09/2020
Phần lớn hoạt động của Credit Suisse sẽ tập trung vào mở rộng các dịch vụ ngân hàng đầu tư và tư vấn cho tầng lớp người giàu ở Trung Quốc đang nổi lên.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp Trung Quốc lao đao do tác động của dịch COVID-19
15:56' - 31/08/2020
Ngày 31/8, 4 ngân hàng lớn của Trung Quốc đồng loạt công bố báo cáo kinh doanh trong nửa đầu năm 2020 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh mà nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
PBoC sử dụng các công cụ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc
07:54' - 29/08/2020
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang sử dụng các công cụ chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN lần đầu tiên thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
15:30' - 28/08/2020
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009, trong khi ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.