Châu Âu liệu có thể giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc?
Báo Le Monde mới đây có bài viết “Đối với Trung Quốc, thương mại và chính trị không thể tách rời”, cho rằng tình cảnh kinh tế của các nước châu Âu hiện nay đang rất khó khăn. Vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều nếu các nước thành viên không thay đổi chính sách, tạo dựng một nền công nghiệp bền vững, và đặc biệt là “cai nghiện” hàng Trung Quốc và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nội khối.
Châu Âu và Pháp đã tìm cách ngăn cản “gã khổng lồ” viễn thông Huawei cung cấp thiết bị viễn thông trong hệ mạng 5G của họ. Năm 2020, Pháp đã ban hành các điều luật loại trừ tập đoàn này tiếp cận các tổ hợp mạng 5G cũng như hạ tầng thông tin của các thành phố lớn. Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn “Con đường Tơ lụa kỹ thuật số” của Trung Quốc. Chẳng hạn, tập đoàn Orange của Pháp vẫn tuyên bố ý định tiếp tục hợp tác với Huawei để tối đa hóa khả năng hoạt động tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác và mở rộng khả năng thâm nhập thị trường châu Phi. Công ty của Pháp cũng đã hợp tác với một công ty Trung Quốc khác để kéo một tuyến cáp ngầm dưới biển, chạy dài từ Pakistan đến thành phố Marseille...Hạn chế các hoạt động của Huawei được ví như một “trận chiến” trong cuộc chiến tranh giành quyền lực kinh tế rộng lớn và quan trọng hơn là giành quyền thống trị thế giới. Châu Âu có xu hướng tập trung vào các trận chiến có giới hạn và thực tế cũng chỉ thực hiện các hành động giới hạn, trong khi chiến lược của Trung Quốc là dài hạn và toàn diện. Về kiểm soát các khoản đầu tư chiến lược, phản ứng của châu Âu nghe có vẻ mạnh mẽ, nhưng việc thực hiện lại phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên, vốn thường thiếu cả nguồn lực lẫn ý chí. Ngoài ra, cách tiếp cận của Trung Quốc ngày càng trở nên sáng tạo hơn, sử dụng tiền từ các công ty trung gian hoặc tự giới hạn với cổ phần thiểu số.Châu Âu thường dựa vào các biện pháp phòng vệ thương mại, chẳng hạn như thủ tục chống bán phá giá nhưng hiếm khi được sử dụng, trong khi Trung Quốc chủ yếu dựa vào các biện pháp khác để thúc đẩy xuất khẩu, chẳng hạn như tín dụng xuất khẩu, chi phối tỷ giá, chính sách công nghiệp và bảo vệ thị trường rộng lớn trong nước để củng cố vị trí trung tâm trong chuỗi sản xuất.Đối với châu Âu, thương mại vẫn là một vấn đề kỹ trị, còn đối với Trung Quốc, đó thực sự là vấn đề chiến lược.Lấy ví dụ về việc điều chỉnh biên giới carbon, mà đối với nhiều người dường như là một cách để tái cân bằng thương mại với Trung Quốc. Thực tế là mức thuế này chỉ liên quan đến khoảng 4 tỷ euro (4,5 tỷ USD) trong tổng số gần 400 tỷ euro hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Anh mới là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều hơn so với Trung Quốc... Chiến lược của EU mang tên “Một châu Âu kết nối toàn cầu” nhằm thúc đẩy hợp tác giữa châu Âu và châu Á cũng gặp phải một logic tương tự. Ngay cả khi Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định sẵn sàng chi hàng chục tỷ euro cho dự án này thì cũng không thể cản trở Bắc Kinh, chừng nào các chuỗi sản xuất tiếp tục tìm nguồn hàng từ Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng theo sau thương mại, thương mại theo sau công nghiệp, và công nghiệp lại vẫn là Trung Quốc.Đối với Trung Quốc, thương mại và chính trị không thể tách rời. Mấu chốt của vấn đề là châu Âu không bao giờ có đủ khả năng ngăn cản bước tiến của Trung Quốc, cũng không thể tạo ra một quan hệ đối tác bình đẳng hơn nếu như không chống lại “cơn nghiện” sản phẩm Trung Quốc.EU sẽ khó có thể xây dựng thành công một ngành công nghiệp bền vững chừng nào Trung Quốc vẫn xuất siêu vào thị trường của mình, khiến hàng nghìn doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn khó. Sức mạnh của Trung Quốc chẳng khác nào một tấm gương phản chiếu sự bất lực của châu Âu. Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của mình qua từng container, từng kiện hàng. Những gì được xem là một món hàng nhỏ mà mỗi người châu Âu mua sắm đều liên quan đến sức mạnh của Trung Quốc.Châu Âu liệu có thể thực hiện nổi liệu pháp “cai nghiện” hàng Trung Quốc? Người châu Âu đã “đau đầu” bởi tình trạng lạm phát và những cái bóng “áo vàng” vẫn tiếp tục ám ảnh các hành lang chính trị.Trong ngắn hạn, chắc chắn châu Âu sẽ phải chấp nhận hy sinh trước khi bàn đến những chuyện khác. Sự thịnh vượng lâu dài, sức mua của thế hệ tương lai tại châu Âu sẽ được quyết định bởi khả năng xây dựng lại ngành công nghiệp, và đây sẽ trở thành nguồn lực đảm bảo khả năng tự chủ trong một thế giới cạnh tranh.
Tất nhiên, tình cảnh kinh tế của các nước thành viên châu Âu hiện đang rất khó khăn, nhưng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu các nước không hành động. Mỗi đồng euro mua hàng là một phiếu bầu cho chính tương lai của châu Âu. Các chính phủ cần xem lại chính sách của mình theo cách can đảm hơn.Châu Âu cần một sự điều chỉnh carbon xuyên biên giới tham vọng hơn, nhưng cũng là một thị trường củng cố các quy tắc và giá trị của riêng mình vì lợi ích của các nhà sản xuất nội khối chứ không phải các nhà nhập khẩu. Tương lai của châu Âu phải được thực hiện ở châu Âu chứ không phải bất cứ nơi nào khác./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Âu hứa hẹn triển vọng sáng sủa trong năm 2022
19:05' - 16/12/2021
Nhật báo Les Echos (Pháp) số ra gần đây nhận định các công ty châu Âu đã tạo ra lợi nhuận kỷ lục trong năm nay và dự kiến sẽ còn làm tốt hơn trong năm tới.
-
DN cần biết
Nghị viện châu Âu thông qua luật quản lý các công ty công nghệ lớn
15:13' - 16/12/2021
Nghị viện châu Âu đã thông qua nội dung Đạo luật Thị trường kỹ thuật số được xây dựng nhằm siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh của các "gã khổng lồ" trong ngành công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đối mặt với mùa Giáng sinh trầm lắng khi người dân thắt chặt chi tiêu
13:46' - 13/12/2021
Người dân châu Âu đang cảm thấy áp lực trước tình trạng thu nhập sụt giảm trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ và giá năng lượng ngày một tăng cao.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế thế giới trở lại giai đoạn "lo âu" do sự bùng phát của Omicron
07:30' - 08/12/2021
Hơn một tuần qua, sau khi có thông tin đầu tiên về biến thể Omicron, thế giới dường như quay trở lại giai đoạn lo âu giống như cách đây gần 2 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.