Kinh tế Singapore trên đà phục hồi nhưng không chắc chắn
Bài phân tích trên báo The Straits Times (Singapore) mới đây nhận định, ngay cả khi nền kinh tế Singapore đang tiếp tục con đường phục hồi, thì động lực thúc đẩy tăng trưởng cũng đang giảm bớt. Cho đến nay, các loại vaccine vẫn không thể dập tắt được mối đe dọa về sự bùng phát trở lại của dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19.
Sự không chắc chắn về diễn biến của dịch bệnh đang phủ bóng đen dài lên tính bền vững của nhu cầu toàn cầu và sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng trong nước. Những hoài nghi đó có khả năng khiến cho các nhà tuyển dụng thậm chí trở nên do dự hơn khi thuê mướn nhân công, làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao và tiêu dùng tư nhân giảm.
Một cách thận trọng, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này từ 4-6% trong năm nay. Sau sự suy giảm kinh tế chưa từng có ở mức âm 5,4% vào năm 2020, dự báo 2021 này dường như là điều tuyệt vời.
Quả thật, việc đạt được kết quả cao hơn dự báo sẽ làm cho năm 2021 trở thành năm tốt nhất kể từ năm 2011 khi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore đạt 6,3%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh của năm nay có thể một phần có được từ nền tảng thấp được thiết lập vào quý II/2020 khi nền kinh tế “đảo quốc sư tử” giảm 13,3% - mức tồi tệ nhất tính theo quý từ trước đến nay.
MTI đã khẳng định rõ rằng cho đến cuối năm nay, nền kinh tế Singapore sẽ không thể trở lại mức trước COVID-19. Các cấp độ trước COVID-19 cũng không phải là tuyệt vời. Kinh tế Singapore chỉ tăng trưởng 1,3% năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong một thập kỷ.
Dự báo tăng trưởng GDP từ 4-6% đã được đưa ra hồi tháng 11/2020 khi hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech vừa công bố những kết quả tích cực của vaccine của họ. Nhiều nhà phân tích đã kỳ vọng MTI nâng mức dự báo tăng trưởng 2021 khi có nhiều “ứng cử viên” vaccine hơn xuất hiện và việc triển khai tiêm phòng đã được bắt đầu thực hiện ở một số nước vào tháng Một vừa qua.
Tuy nhiên, khi nhiều quốc gia trên toàn thế giới tiếp tục phải vật lộn với những làn sóng lây nhiễm mới trong khi tranh giành nhau để có được vaccine tiêm cho người dân của họ, thì những hy vọng về sự phục hồi nhanh hơn bắt đầu tan biến.
Ông Irvin Seah, nhà kinh tế cấp cao thuộc ngân hàng DBS, cho biết: “Theo tuần tự, động lực tăng trưởng đang trở nên bình thường hóa, chuyển sang mức độ phù hợp hơn với bối cảnh phục hồi toàn cầu. Các biên giới nhìn chung vẫn đóng cửa, đi lại toàn cầu vẫn chưa được nối lại. Xem xét tất cả những khía cạnh đó, sự phục hồi tăng trưởng sẽ phải từ từ”. Ít nhất, trong tương lai gần, triển vọng đối với các ngành du lịch khách sạn và hàng không vẫn ảm đạm.
Ông Seah cho rằng trong khi những nỗ lực nhằm thúc đẩy du lịch trong nước và việc thiết lập các “làn xanh” và “bong bóng” đi lại với các nước khác có thể tạo ra một số động lực trong ngắn hạn, nhưng nó không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt khách du lịch nước ngoài. Ông hy vọng sẽ có sự cải thiện dần về tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ trong năm 2021 mặc dù tốc độ phục hồi sẽ không đồng đều giữa các ngành dịch vụ khác nhau.
Mặc dù MTI dự kiến các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng vào nửa cuối năm nay, góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của các nước này, nhưng họ cũng cảnh báo rằng những sự bất trắc và rủi ro trong nền kinh tế toàn cầu vẫn còn tồn tại.
Thêm vào tâm lý thận trọng này, Enterprise Singapore (thuộc MTI) duy trì dự báo xuất khẩu trong nước phi dầu mỏ (Nodx) ở mức từ 0-2%, với lý do nền kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều rủi ro và bất trắc.
Một số nhà phân tích tin rằng đợt tái bùng phát gần đây và những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể cản trở việc mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế Singapore - điều kiện cho sự phục hồi kinh tế hoàn toàn vốn là điều cần thiết để gia tăng tuyển dụng và thu nhập.
Bà Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược tài chính thuộc ngân hàng OCBC, khẳng định rõ ràng không có khả năng các biên giới quốc tế sớm mở cửa trở lại và những hy vọng trước đó về “bong bóng” đi lại hàng không đã tắt dần trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại và các nước lại thực hiện các biện pháp phong tỏa.
Hạn chế di chuyển và những hạn chế đi lại sẽ khiến cho tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ nói chung, bộ phận bán lẻ và du lịch khách sạn nói riêng, bị đè nặng. Các phân khúc này chiếm phần lớn cơ hội việc làm ở Singapore.
Xét từ góc độ nhu cầu thuần túy, tỷ lệ thất nghiệp trong cư dân tăng cao – ước tính gần đây là 4,4%, mức cao nhất trong một thập kỷ - sẽ kéo theo tiêu dùng tư nhân vốn chiếm 1/3 nền kinh tế Singapore giảm xuống.
Theo bà Ling, sự kéo dài của dịch bệnh cho thấy những cơ hội việc làm có thể chậm được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, bởi vậy tỷ lệ thất nghiệp có thể tiếp tục ở mức cao trong thời gian dài. Điều này có thể khiến cho lòng tin của người tiêu dùng và chi tiêu cá nhân giảm xuống.
Bà cho rằng các nhân tố giúp nền kinh tế Singapore đi đúng hướng trong phạm vi dự báo của MTI bao gồm nhu cầu đối với chất bán dẫn – đặc biệt là với tình trạng thiếu chip trên toàn cầu hiện nay – và việc triển khai các sản phẩm và giải pháp mạng không dây thế hệ mới 5G. Nhu cầu bên ngoài này có khả năng sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất trong năm nay, nhưng động lực có thể giảm so với năm 2020.
Chiến lược Trung Quốc+1 (các công ty Mỹ và châu Âu tránh việc chỉ đầu tư vào một mình Trung Quốc và đa dạng hóa các doanh nghiệp của họ sang các nước khác trong khu vực) và việc thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng trên khắp các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Singapore.
Các dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore của các chuyên gia kinh tế đều nằm trong giới hạn dự báo của MTI. Tuy nhiên, ông Euben Paracuelles, nhà phân tích thuộc Nomura International, đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP của Singapore năm 2021 ở mức 7,5%.
Ông đưa ra lời giải thích cho dự báo của mình rằng: “Chúng tôi vẫn lạc quan về một lĩnh vực sản xuất đang phát triển mạnh mẽ, và lĩnh vực này sẽ được tăng cường hơn nữa bởi nhu cầu mạnh mẽ từ bên ngoài đối với đồ điện tử. Nhu cầu này được thúc đẩy bởi chu kỳ gia tăng về công nghệ trên toàn cầu, cũng như từ sản lượng dược phẩm, vốn được lợi từ nhu cầu về vaccine tăng mạnh trên toàn cầu”./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore trình dự thảo ngân sách hơn 80 tỷ USD cho 4 mục tiêu lớn
07:45' - 17/02/2021
Tính đến thời điểm này, theo Phó Thủ tướng Heng Swee Keat, đã có hơn 25 tỷ SGD được cấp cho chương trình JSS, hỗ trợ hơn 150.000 chủ doanh nghiệp trong vòng 17 tháng qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Singapore cấp phép sử dụng vaccine của Moderna
18:21' - 03/02/2021
Singapore đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên cấp phép sử dụng vaccine phòng bệnh COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) điều chế.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của những xu hướng toàn cầu hậu COVID-19 đối với Singapore
05:30' - 03/02/2021
Đại dịch COVID-19 và các biện pháp đối phó đã góp phần đẩy nhanh 5 xu hướng mang tính cơ cấu dài hạn đã tồn tại trước đó trong nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Singapore.
-
Ô tô xe máy
Singapore tiến gần hơn với mạng lưới vận tải công cộng không người lái
07:05' - 01/02/2021
Theo hãng tin AFP, Singapore đã bắt đầu tiến hành một cuộc thử nghiệm mới loại xe buýt tự lái, qua đó tiến gần hơn tới việc thiết lập mạng lưới vận tải công cộng không người lái.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Singapore đề cao tầm nhìn phát triển năm 2045 của Việt Nam
09:36' - 31/01/2021
Trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) vừa đăng tải bài bình luận của tác giả Yang Razali Kassim về Đại hội Đảng lần thứ XIII của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Belarus thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm do lệnh trừng phạt của phương Tây
14:25'
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Belarus đã khiến nước này thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cản trở.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể trong tháng Tư
14:21'
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán lẻ trong tháng Tư giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Israel: Lạm phát lên mức cao nhất trong gần 11 năm
11:18'
Cục Thống kê Israel cho biết trong tháng Tư tỷ lệ lạm phát nước này tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và 0,8% so với tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
10:33'
Các nền kinh tế thành viên của APEC không nên chậm trễ trong việc phục hồi tiến trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương, vốn được xem là khu vực năng động nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu trong vòng xoáy lạm phát đình trệ
08:34'
Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, còn dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chuẩn bị các “bộ đệm” chống lạm phát
17:17' - 15/05/2022
Theo tờ Jakarta Post, Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị ngân sách cho các “bộ đệm” chống lạm phát nhằm duy trì sức mua trong nước và giữ đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tiếp tục tham gia các dự án năng lượng lớn của Nga
16:29' - 15/05/2022
Nhật Bản không rút khỏi hai dự án năng lượng lớn ở ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga và chính sách này không đi ngược với các biện pháp trừng phạt với Moskva liên quan tới khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU phác thảo kế hoạch mua khí đốt từ Nga
13:45' - 15/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Đức đưa tin về "kỷ nguyên mới" giữa ASEAN và Hoa Kỳ
10:58' - 15/05/2022
Ngày 14/5, hãng tin Đức DPA cùng nhiều kênh truyền thông nước này đưa tin về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, trong đó nhấn mạnh một "kỷ nguyên mới" đã mở ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN.