Nhật Bản bám sát vị trí dẫn đầu của Mỹ trong cuộc đua về chất bán dẫn
Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, gần đây chất bán dẫn điện đã bắt đầu được chú ý như một công nghệ quan trọng để khử khí thải carbon. Công nghệ này được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực điện khí có điện áp cao như thiết bị phát điện và phương tiện giao thông đường sắt.
Nhật Bản, quốc gia có bề dày nghiên cứu của mình đang duy trì khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực bán dẫn và bám sát vị trí dẫn đầu của Mỹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Trung Quốc đang cho thấy những bước tiến vượt bậc.
Theo thống kê của công ty Astamuse (có trụ sở tại thành phố Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản), trong giai đoạn từ năm 2000-2017, đã có 47.428 đơn xin cấp bằng sáng chế cho các công nghệ liên quan đến chất bán dẫn điện được nộp tại 37 quốc gia trên thế giới. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13.973 đơn, tiếp theo là Nhật Bản với 12.872 đơn và Trung Quốc 8.403 đơn.
Xét về bảng xếp hạng các doanh nghiệp có đơn xin cấp bằng sáng chế Nhật Bản đang chiếm ưu thế với 7 vị trí trong Top 10, trong đó Mitsubishi Electric đứng đầu, Toshiba thứ 4, Fuji Electric thứ 6, Hitachi thứ 7. Ngoài ra, Intel của Mỹ đứng thứ 5, Samsung của Hàn Quốc thứ 11.
Có thể nói Nhật Bản tương đối mờ nhạt tại thị trường chất bán dẫn toàn cầu, nhưng lại duy trì sự hiện diện áp đảo trong lĩnh vực chất bán dẫn điện. Không doanh nghiệp nào của Trung Quốc lọt vào Top 10 nhưng tốc độ tăng số lượng nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đang gia tăng nhanh chóng.
Theo giới chuyên gia, chất cacbua silic và gali nitrua là vật liệu chính cho chất bán dẫn điện, nhưng gần đây gali oxit đã thu hút sự chú ý như một ứng cử viên mới tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường chất bán dẫn điện. Những vật liệu này có khả năng chịu được dòng điện lớn với điện áp cao, đồng thời có thể được chế tạo với kích thước nhỏ hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn đáng kể so với các thiết bị hiện có sử dụng chất bán dẫn silicon. Khi công nghệ xe hơi ngày càng trở nên điện khí hóa, hướng tới giảm thiểu và loại bỏ khí thải, thì chất bán dẫn điện sẽ được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong tương lai.
Theo dự báo do công ty nghiên cứu Fuji Keizai đưa ra vào năm 2020, thị trường bán dẫn điện toàn cầu vào năm 2030 sẽ là 200,9 tỷ yen (khoảng 1,8 tỷ USD) đối với cacbua silic, gấp 4,6 lần so với năm 2019, và 23,2 tỷ yen (khoảng 220 triệu USD) đối với gali nitrua, gấp 12,2 lần so với năm 2019, trong khi gali oxit sẽ tạo ra một thị trường mới 59 tỷ yen (khoảng 550 triệu USD).
Các chất bán dẫn điện làm bằng vật liệu silicon rẻ tiền vẫn là lựa chọn cho khoảng 10% thị phần. Tuy nhiên, với mục tiêu của phần lớn các quốc gia giảm khí thải carbon kèm theo các chính sách thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đối phó với biến đổi khí hậu thì bài toán giảm chi phí sẽ không phải là vấn đề lớn trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đưa mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2050 vào luật
20:03' - 02/03/2021
Ngày 2/3, Nội các Nhật Bản đã chính thức thông qua dự luật sửa đổi nhằm thúc đẩy chính sách cắt giảm khí thải bảo vệ môi trường
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2021
17:37' - 02/03/2021
Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2021 với tổng chi cao kỷ lục lên tới gần 106.610 tỷ yen (khoảng 1.030 tỷ USD), tăng 3,8% so với ngân sách của tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia
15:56' - 02/03/2021
Ngày 1/3, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết ba công ty Nhật Bản sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia.
-
Kinh tế và pháp luật
Hai đối tượng giúp cựu Chủ tịch Nissan tẩu thoát bị dẫn độ về Nhật Bản
15:02' - 02/03/2021
Mỹ đã bàn giao cho các nhà chức trách Nhật Bản hai cha con người Mỹ bị cáo buộc giúp cựu Chủ tịch tập đoàn Nissan - ông Carlos Ghosn - bỏ trốn khỏi Nhật Bản hồi năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Khai mạc phiên chợ vải lai chín sớm tại Hưng Yên
14:18'
Sáng 28/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Phiên chợ vải lai chín sớm năm 2022.
-
Thị trường
Nam Phi - thị trường đầy tiềm năng cho hàng thủy, hải sản Việt Nam
09:00'
Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi với kim ngạch song phương bình quân hàng năm hơn 1,2 tỷ USD suốt 3 năm qua (2019-2021).
-
Thị trường
Định vị thương hiệu cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
20:03' - 27/05/2022
Xây dựng thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới" trên cơ sở thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với các giá trị cốt lõi.
-
Thị trường
Nga tìm cách tăng sản lượng ngũ cốc phục vụ xuất khẩu
17:18' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Nga cho biết nước này đang tìm cách tăng sản lượng ngũ cốc phục vụ xuất khẩu trong mùa vụ tới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới ngày càng hiện rõ.
-
Thị trường
Kiểm soát thị trường phân bón như thế nào khi giá tăng mạnh?
16:59' - 27/05/2022
Gần đây, giá phân bón tăng mạnh do nguồn cung giảm đột ngột khiến một số đối tượng xấu lợi dụng tình hình để sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trước nhiều áp lực
14:22' - 27/05/2022
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Thị trường
Canada lo ngại nguy cơ khủng hoảng nguồn cung sữa công thức cho trẻ em
10:34' - 27/05/2022
Các chuyên gia thương mại và an ninh lương thực đều lo lắng về những phản ứng dây chuyền đối với Canada - quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung sữa công thức của các nhà sản xuất Mỹ.
-
Thị trường
Nông sản tươi chưa thể làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai
10:27' - 27/05/2022
Mặc dù cửa khẩu Lào Cai đã được thông thương trở lại từ đầu tháng 4/2022 nhưng nhiều mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu qua đây vẫn gặp nhiều khó khăn.
-
Thị trường
Trung Quốc đứng đầu thế giới về hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu
09:31' - 27/05/2022
Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thông Trung Quốc cho biết đã được xếp đầu thế giới về số lượng Hệ thống Di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).